Adobe đã mang đến một bước tiến mới khi cho ra đời ứng dụng Adobe Dimension giúp cho các nhà thiết kế có thể dễ dàng hơn trong việc minh họa một cách sống động và chân thật nhất. Vậy phần mềm tạo hình 3D này là gì và được ứng dụng như thế nào trong thiết kế đồ họa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Adobe Dimension là gì?
Cộng đồng thiết kế vô cùng hào hứng khi phần mềm Adobe Dimension xuất hiện vào cuối năm 2016 dưới hình thức là bản bate với cái tên Project Felix. Đến tháng 10/2017, ứng dụng này chính thức công bố và trải qua 2 lần cải tiến vào năm 2018 để có thể trở thành phiên bản hoàn hảo như hiện nay. Thực chất tên phần mềm này khá quen thuộc bởi trước đó thì Adobe cũng đã có ra đời ứng dụng thiết kế đồ họa 3D có tên gọi Adobe Dimensions.
Với Adobe Dimension, các designer có thêm cho mình một công cụ hỗ trợ đắc lực để có thể thực hiện việc lồng ghép hình ảnh 2D và 3D một cách đơn giản hơn thay vì dùng đến các phần mềm phức tạp khác. Thiết kế của Dimension đơn giản tuy nhiên vẫn đảm bảo yếu tố mạnh mẽ để các designer của chúng ta thỏa sức sáng tạo và cho ra đời những sản phẩm với độ sắc nét, chân thực và chính xác trong việc thiết kế bao bì hay hình chụp sản phẩm.
Không chỉ vậy, ứng dụng này ra đời và dựa trên hướng tiếp cận tương tự như các phần mềm trước đó: InDesign, Illustrator và Photoshop. Bởi vậy bạn có thể thực hiện các thao tác sắp xếp nguyên liệu hay trình tự một cách dễ dàng hơn. Việc phân chia chế độ thiết kế cũng mang lại sự tiện lợi cho việc làm việc với ánh sáng và chế độ rendering nhằm đưa ra sản phẩm cuối cùng.
Bên cạnh đó, Adobe cũng có các công cụ giúp xác định hướng ánh sáng tốt nhất một cách tự động và định vị vị trí nguồn sáng chính xác nhờ vào chế độ lập trình thông minh của mình. Ngoài ra quá trình thiết kế của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn khi công cụ này sẽ vận dụng khả năng của mình để sắp xếp các đối tượng và đường chân trời theo hướng tự động.
Tuy nhiên, không phải designer nào cũng có thể sử dụng quyền truy cập vào mô hình 3D và đây cũng chính là vấn đề cần giải quyết của Adobe. Bởi vậy, Adobe đã quyết định bổ sung sự hỗ trợ cho các cảnh 3D vào danh mục Adobe Stock nhằm giúp đỡ các designer làm việc hiệu quả hơn.
Ứng dụng
Với công cụ hỗ trợ tuyệt vời như Adobe Dimension, các designer có thể thỏa sức sáng tạo và mang lại những sản phẩm chất lượng hơn mỗi ngày. Vậy Adobe Dimension có thể ứng dụng được vào những lĩnh vực nào, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
Tạo hình ảnh 3D
Adobe Dimension sở hữu các công cụ giúp bạn có thể tạo dựng hình ảnh 3D một cách chân thực và ấn tượng hơn bao giờ hết. Bằng việc sử dụng các vật liệu, mô hình và cả yếu tố ánh sáng thì việc tạo nội dung 3D hoàn toàn trở nên dễ dàng.
Tạo hình ảnh thực tế trong thời gian thực
Với Adobe Dimension thì việc bạn thiết kế minh họa bao bì, thương hiệu hay thậm chí là logo cũng không còn trở nên khó khăn nữa. Giờ đây để mô phỏng hình ảnh trong bối cảnh chân thực và sắc nét bạn chỉ cần thực hiện thao tác kéo hoặc thả đồ họa vector hoặc hình ảnh vào mô hình 3D của mình thay vì thực hiện các thao tác phức tạp khác.
Thúc đẩy ranh giới sáng tạo của bạn
Với công cụ tuyệt vời như Adobe Dimension, bạn có thể hoàn toàn dễ dàng trong việc nâng sự sáng tạo của mình lên nhanh chóng. Sử dụng giao diện người dùng trực quan, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn trong thiết kế để ứng dụng trong cuộc sống, ngay cả với nghệ thuật trừu tượng hay quảng cáo và cả khái niệm nữa. Không chỉ vậy, hình ảnh được tạo nên từ Adobe Dimension giúp bạn có thể minh họa ý tưởng của mình một cách sống động, chân thật và cụ thể hơn bao giờ hết. Nhờ vậy mà khả năng thiết kế sáng tạo của bạn cũng được hình thành và mang đến những sản phẩm chất lượng hơn.
Với những thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp về Adobe Dimension, hy vọng bạn đọc đã có thêm những hiểu biết và ứng dụng được chúng một cách hiệu quả trong công việc thiết kế của mình. Nếu bạn đang muốn tham gia các khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, đừng quên truy cập ngay website FPT Arena để có thêm thông tin và được tư vấn hỗ trợ nhé.
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn