BỘ ĐỒ ÁN XUẤT SẮC TỪ NHỮNG MẢNH GHÉP ĐẶC BIỆT HỘI TỤ TẠI FPT ARENA

Đầu tháng 12 vừa qua, những chiến binh A2.2206E đã thành công bảo vệ đồ án tốt nghiệp kỳ 1 với số điểm gần như tuyệt đối. Kết quả đạt được này không chỉ nhờ vào nỗ lực, kiên trì mà còn từ hoàn cảnh “đặc biệt”, sự độc lạ của mỗi thành viên đã góp phần tạo nên những sản phẩm ấn tượng. 

Giành được rất nhiều lời khen từ giảng viên hướng dẫn và ban giám khảo,  3 bộ đồ án đã để lại ấn tượng mạnh cho tập thể sinh viên lớp A2.2206E cũng như các thầy cô tham dự. Mỗi bộ đồ án mang phong cách khác nhau, chất liệu khác nhau nhưng đều thể hiện sự mới lạ, độc đáo được hình thành từ những con người có cá tính, góc nhìn riêng biệt đối với nghệ thuật thiết kế. 

Tham gia tại buổi trò chuyện, anh Lê Hồng Đức (37 tuổi) – team đồ án “Văn Hoá Nghệ Thuật” đã chia sẻ: “Thời còn trẻ, anh rất thích thiết kế sáng tạo nhưng cơ hội học tập không rõ ràng nên anh chọn làm việc theo cơ hội việc làm thực tế. Sau nhiều năm công việc kinh doanh có sự ổn định, có nhiều thời gian hơn nên anh muốn quay lại ngành học mà ngày xưa đã bỏ lỡ.” Mặc dù nghề nghiệp chính là kinh doanh nhưng hướng tới thiết kế để theo đuổi đam mê, anh rất thích thú khi quan sát các bạn trẻ thực hành thiết kế 

z3940919712910 99adeed5ddb66bcbb27b53fbaa2e2bb1
Nhóm Văn Hoá Nghệ Thuật (anh Lê Hồng Đức – từ phải sang trái)

Xuất phát từ gia đình có truyền thống nghệ thuật, kết hợp cùng tư duy thẩm mỹ, sự ham học hỏi, anh Hồng Đức đã cùng hai thành viên khác trong nhóm hoàn thành bộ đồ án sử dụng chất liệu đặc biệt được giảng viên nhận xét “một bộ đồ án lạ vì nó thuộc về hội họa truyền thống nhưng lại ứng dụng vào một sản phẩm mỹ thuật ứng dụng”

z3940919264509 41500721d825d80f15a6398d0738630a
Bộ đồ án công phu được nhóm anh Đức kết hợp giữa hội hoạ và thiết kế 

Một trong những điều may mắn được các thành viên chia sẻ đó là được học tập dưới sự hướng dẫn của thầy Lại Minh Vương – một giảng viên đầy nhiệt huyết luôn động viên, truyền cảm hứng, tinh tế và khéo léo đưa ra các nhận xét góp phần thúc đẩy động lực để các thành viên của các nhóm có thể hoàn thiện đồ án một cách xuất sắc nhất. 

Với năng khiếu vẽ tranh từ nhỏ, chị Phương Thảo (25 tuổi) thuộc nhóm Liên Mịch cho biết rất yêu thích vẽ tranh nhưng gặp sự phản đối từ bố mẹ nên chị theo học ngành kế toán như gia đình định hướng. Tuy nhiên, do công việc không phù hợp với sở thích của bản thân nên chị đã quay lại với đam mê của mình và cầm cọ vẽ trở lại. Kết hợp cùng các thành viên khác trong nhóm, mỗi người đều có điểm mạnh riêng, nhóm đã cho ra đời bộ đồ án cực kỳ xuất sắc và giành điểm số cao nhất.

z3940917475867 bcb5637af82d7b72963cd40cf668d7f4
Đồ án Liên Mịch được đánh giá rất cao và nhận được điểm số gần như tuyệt đối

Trong quá trình làm đồ án, nhóm đối mặt với rất nhiều khó khăn, chủ yếu đến từ sự thiếu thời gian do công việc quá bận rộn  nhưng rất may mắn khi được thầy Vương – người luôn bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần cho sinh viên trong lớp nên nhóm đã hoàn thiện kịp thời gian và giành được rất nhiều lời khen cho sản phẩm “Liên Mịch” của mình. 

z3940917388367 3f46e58b74d668119d634e07ba48de38
Nhóm Liên Mịch cùng thầy Minh Vương 

Ngược lại, các thành viên trong team Thó Bản đều dành thời gian hàng tuần để họp và thảo luận cùng nhau. Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (30 tuổi) – một trong những sinh viên xuất sắc nhất của lớp đã chia sẻ: “Hồi nhỏ chị rất thích photoshop và rất hay ghép tranh ảnh idol nhưng lúc đó không rõ sau này có thể làm công việc gì nên chị đã theo học kế toán. Hiện tại chị đã ổn định nên muốn quay lại thực hiện những sở thích đã bị lãng quên”. 

82046535c1de188041cf
Bộ đồ án Thó Bản ra đời lấy ý tưởng từ món đồ chơi dân gian truyền thống

Bộ đồ án Thó Bản được nhóm chị chọn với lý do khá đặc biệt: xuất phát từ nghề làm phỗng đất ở Bắc Ninh đang có nguy cơ bị mai một và hiện nay chỉ còn duy nhất 1 nghệ nhân ở Bắc Ninh còn đang theo nghề đó. Vậy nên bộ đồ án nhằm mục đích muốn lưu giữ và truyền bá văn hoá của món đồ chơi “phỗng đất” truyền thống này. Tên “Thó Bản” xuất phát từ đất “thó” – một loại đất duy nhất được dùng để làm ra phỗng đất. Với lý do này, nhóm đã hoàn thành xuất sắc và nhận được nhiều lời khen ngợi tích cực từ Hội đồng chấm thi. 

a8be3bb69e5d47031e4c
 Đồ án kết hợp văn hoá truyền thống với nghệ thuật thiết kế

Có thể thấy, mỗi thành viên đến từ các nhóm xuất sắc nhất đều có nền tảng, hoàn cảnh xuất phát khác nhau nhưng đều có điểm chung là rất đam mê với thiết kế và nghệ thuật. Quá trình xây dựng và hoàn thiện đồ án tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng tài năng, sự tâm huyết, kiên trì và sự truyền cảm hứng liên tục từ thầy giáo, dựa trên thiết kế đồ hoạ ứng dụng, các sinh viên lớp A2.2206E đã thành công làm ra sản phẩm đồ án mang đậm chất nghệ thuật thẩm mỹ và có giá trị văn hoá riêng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh