Hosting là gì? Tất cả thông tin về hosting bạn cần biết

Có thể nói, website là căn nhà, tên miền là địa chỉ, thì hosting chính là mảnh đất xây lên ngôi nhà của bạn. Nếu bạn chưa biết đến sự ảnh hưởng và khả năng tác động của hosting đến website thì hãy tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này ở bài viết dưới đây.

Hosting là gì? Tất cả thông tin về hosting
Hosting là gì? Tất cả thông tin về hosting

Hosting là gì?

Hosting (hay web hosting) là dịch vụ lưu trữ, duy trì và chia sẻ trực tuyến các dữ liệu trên website. Khi đăng ký hosting là bạn thuê một không gian máy chủ (server). Máy chủ sẽ chứa tất cả dữ liệu website của bạn. 

Nhà cung cấp Hosting không chỉ giúp website hoạt động ổn định, để mọi người có thể truy cập, mà còn đảm bảo các trình duyệt luôn an toàn và hạn chế tối đa mã độc tấn công.

Hosting là gì?
Hosting là gì?

Các loại web hosting khác nhau

Các nhà cung cấp đều có nhiều dịch vụ và những mức giá khác nhau cho từng loại hình hosting. Khi website của bạn càng lớn, có nhiều dữ liệu và thông tin, thì càng cần không gian hosting lớn hơn. Bởi vậy, khi website đến một mức độ nhất định, bạn cần phải mua các gói dịch vụ lưu trữ (hosting) cao cấp hơn. Dưới đây là 5 loại hosting phổ biến nhất hiện nay:

Shared Hosting là gì?

Shared Hosting là dịch vụ hosting hỗ trợ nhiều web cùng kết nối và chia sẻ tài nguyên trên một server. Toàn bộ source code, web platform, database, và hệ điều hành của các website đều được đưa lên và lưu trữ trên server vật lý này. Đây là hình thức hosting được ưu tiên cho những doanh nghiệp nhỏ. Chúng tiết kiệm và hiệu năng hệ thống cũng kém nhất trong 5 loại hosting.

Ưu điểm:

  • Thân thiện cho người mới, không cần kiến thức kỹ thuật.
  • Giá rẻ.
  • Server được cấu hình sẵn.
  • Bảng điều khiển dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Lưu lượng truy cập sẽ bị giới hạn, vượt quá dễ gây chậm lag.
  • Ít quyền kiểm soát đến cấu hình Server.
Shared Hosting là gì 
Shared Hosting là gì

VPS Hosting là gì?

VPS Hosting (Virtual Private Server) là hosting bạn dùng chung với người khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt với Shared Hosting là chúng được phân vùng cho riêng bạn. Website của bạn sẽ được một không gian riêng biệt trên server, bộ nhớ và vi xử lý độc lập chỉ mình bạn dùng. Các yếu tố này sẽ không bị chia nhỏ như trên Shared Hosting. VPS hosting phù hợp với các doanh nghiệp cỡ vừa và đang có sự phát triển nhanh chóng.

Ưu điểm:

  • Bạn có tài nguyên server riêng không phải chia sẻ.
  • Dễ nâng cấp, khả năng tùy biến cao.
  • Lượng truy cập[ lớn không làm ảnh hưởng tới hiệu năng trên web.
  • Có quyền truy cập root lên server.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn gói Shared Hosting.
  • Cần có kiến thức và kỹ thuật để quản lý server.
VPS Hosting là gì 
VPS Hosting là gì

Cloud Hosting là gì?

Cloud Hosting là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây. Chúng được xem là giải pháp đáng tin cậy và phổ biến nhất trên thị trường. Dịch vụ này cho phép người dùng đặt website lên một vùng của “đám mây” dữ liệu. Website của bạn sẽ được hỗ trợ bởi nhiều server cùng lúc. Chính thế, khi server quá tải, hay có bất kỳ vấn đề nào, traffic sẽ lập tức tự chuyển tới các server khác trong hệ thống “đám mây” điện toán đó.

Ưu điểm:

  • Tài nguyên được phân phối theo nhu cầu.
  • Gần như không có downtime.
  • Sever hỏng hay gặp lỗi không ảnh hưởng tới website của bạn.
  • Thanh toán sẽ tùy thuộc vào mức sử dụng của bạn.
  • Có sự linh hoạt hơn VPS và về khả năng mở rộng.

Nhược điểm:

  • Không có quyền root.
  • Khó quản lý cost.
Cloud Hosting là gì 
Cloud Hosting là gì

WordPress Hosting

WordPress Hosting là một dạng của Shared hosting. WordPress Hosting được thiết kế cho chủ website với cấu hình riêng và được tích hợp sẵn công cụ WordPress. Bên cạnh đó, server của bạn được cấu hình riêng, được cài sẵn các caching plugin và plugin bảo mật.

Bởi có cấu hình và có server riêng, website của bạn luôn hoạt động nhanh và ổn định. Nền tảng WordPress Hosting sẽ có nhiều tính năng như: được thiết kế riêng, các công cụ đặc thù, hỗ trợ builder kéo thả. 

Ưu điểm:

  • Có giá thành thấp.
  • Dễ dùng cho người mới.
  • Hiệu năng tốt, không mất nhiều công cài đặt.
  • Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tốt.
  • WordPress plugins, theme được cài sẵn.

Nhược điểm:

  • Bị giới hạn và chỉ được hỗ trợ tốt nhất trên các website của WordPress.
WordPress Hosting là gì 
WordPress Hosting là gì

Ngoài ra, trong WordPress hosting có 2 loại hosting là:

  • Managed WordPress Hosting

Managed WordPress Hosting là dịch vụ mà nhà cung cấp sẽ giúp bạn quản lý hệ thống WordPress. Bên cạnh đó, hỗ trợ bạn tối ưu SEO nhất là với Google. Điều bạn cần quan tâm nhất khi sử dụng dịch vụ này là tối ưu nội dung cho website. 

Managed WordPress Hosting là gì 
Managed WordPress Hosting là gì
  • Unmanaged WordPress Hosting

Unmanaged WordPress Hosting là dịch vụ mà nhà cung cấp chỉ hỗ trợ quản lý cơ bản và các vấn đề phát sinh. Bởi vậy, hosting này có giá rẻ và yêu cầu dùng người dùng cần có kiến thức chuyên sâu về thiết kế và SEO để tự tối ưu.

Unmanaged WordPress Hosting
Unmanaged WordPress Hosting

Dedicated Server Hosting (máy chủ riêng)

Dedicated Server Hosting (hay Dedicated Hosting) là một server dành riêng cho một cá nhân hoặc một doanh nghiệp sử dụng. Mọi tài nguyên có trên máy chủ gồm: server, đường truyền, cấu hình, các tài nguyên,… chỉ phục vụ cho bạn. Bởi vậy bạn có toàn quyền quyết định trên và rất linh hoạt trong quá trình sử dụng. Đây được biết đến là giải pháp hosting xa xỉ nhất hiện nay.  

Ưu điểm:

  • Tính bảo mật cao.
  • Bạn có toàn quyền kiểm soát cấu hình của server.
  • Có quyền truy cập root.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Cần có kiến thức về kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý để vận hành.
Dedicated Server Hosting 
Dedicated Server Hosting

Web Hosting hoạt động như thế nào?

Web hosting là nơi chứa toàn bộ thông tin và dữ liệu của bạn. Bởi vậy bạn cần lựa chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Các loại hosting đều hoạt động dựa trên các nguyên lý căn bản như sau:

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp sẽ chuẩn bị nhiều loại và nhiều gói hosting khác nhau cho người dùng lựa chọn. Bằng cách chia sẻ không gian lưu trữ trên các server, người dùng có thể lưu các thông tin website trên qua cách sử dụng các tài nguyên này. Các không gian có mức độ lớn nhỏ khác nhau phụ thuộc vào gói cước đăng ký của người dùng.

Người dùng

Người dùng là người thuê các gói hosting và uploads các files lên hosting. Tại đây, người dùng sẽ truy cập vào hosting qua các thông tin như: gửi các yêu cầu, tên miền, địa chỉ IP của hosting để đăng nhập và cài đặt.

Web Hosting hoạt động như thế nào?
Web Hosting hoạt động như thế nào?

Các thông số cần biết trong hosting  

Dung lượng lưu trữ: Là bộ nhớ cho phép lưu trữ file trên hosting. Chúng được chia làm 2 loại là: HDD và SSD. Tốc độ xử lý ổ SSD nhanh hơn nên nếu cùng dung lượng. Bởi vậy, giá của ổ SSD luôn cao hơn HDD.

Hệ điều hành: hệ điều hành của máy chủ hiện có hai loại chính là Window và Linus. 

  • Hosting Linux: Là hosting chuyên hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở,…
  • Hosting Windows: Là hosting chuyên hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình ASP, HTML,… Chúng hỗ trợ tốt hơn các ngôn ngữ trên hosting Window và còn nhiều hạn chế trên ngôn ngữ PHP.

Băng thông: Là thông số chỉ lượng dữ liệu được truyền đi trong một giây. Các thông số này thường được định lượng theo tháng.

Addon Domain: Đây là lượng domain bạn có thể thêm vào hosting.

Sub Domain: Đây là lượng tên miền phụ mà bạn có thể tạo.

Các tham số bảo mật: Là các tham số về mã hóa kênh truyền SSL, các Add on Antivirus quét mã độc.

Sao lưu, phục hồi: Đây là chức năng sao lưu, hồi phục dữ liệu khi cần thiết.

Các thông số cần biết trong hosting  
Các thông số cần biết trong hosting

Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting là gì?

Web hosting là nơi lưu trữ thông tin, dữ liệu website của bạn. Còn tên miền là địa chỉ website của bạn. Để hiểu đơn giản nhất, website là ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của bạn và web hosting chính mảnh đất xây ngôi nhà đó.

Hosting miễn phí và Hosting trả phí

Những nền tảng tạo Website không cần Hosting

Hosting miễn phí là các nền tảng thông dụng để người dùng trải nghiệm. Chúng là các nền tảng như: Blogger.com, wix.com, WordPress.com,…

Các nền tảng này thì bạn sử dụng không cần mua hosting và không cần quản trị server. Bên cạnh đó, tính bảo mật các nền tảng này ở mức chấp nhận được.

Ưu nhược điểm của Hosting miễn phí

Về cơ bản, hosting miễn phí có ưu điểm là giúp bạn tiết kiệm được chi phí duy trì. Bên cạnh đó, nó có những vấn đề hạn chế như sau:

  • Có vấn đề về bảo mật, bị mất hay bị hack rất khó để bạn lấy lại.
  • Hosting miễn phí sẽ có cấu hình thấp nên web của bạn sẽ có tốc độ tải chậm hay gặp lỗi.
  • Nếu muốn cải thiện và hạn chế lỗi bạn cần nâng cấp. Các yêu cầu này có mức phí sẽ không thua kém so với bạn mua hosting.
  • Các vấn đề quảng cáo bạn không thể tự kiểm soát.
Ưu nhược điểm của Hosting miễn phí
Ưu nhược điểm của Hosting miễn phí

Ưu nhược điểm của Hosting trả phí

Về cơ bản, hosting trả phí sẽ có những thuận lợi sau:

  • Bạn tự do đặt tên miền của mình.
  • Bạn kiểm soát được toàn bộ quảng cáo và các thông tin.
  • Hosting có tính ổn định cao, dung lượng đĩa lớn, băng thông mạnh.
  • Tính bảo mật cao, ổn định, giúp cho web hoạt động an toàn xuyên suốt.

Điểm yếu của hosting trả phí là bạn sẽ phải mất phí theo định kỳ. 

Ưu nhược điểm của Hosting trả phí
Ưu nhược điểm của Hosting trả phí

Khi nào nên sử dụng Hosting miễn phí và trả phí?

Bạn nên dùng hosting miễn phí với các mục đích phi lợi nhuận như:

  • Thử nghiệm và tạo blog các nhân.
  • Tập làm quen với website.
  • Các cá nhân thích sáng tạo nội dung, cần có môi trường để chia sẻ thông tin, lưu trữ,…

Còn nếu với mục đích thương mại, tạo website để kinh doanh xây dựng thương hiệu, bạn nên mua hosting. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ hosting cho bạn cũng sẽ đảm bảo an toàn và có những hoạt động hỗ trợ giúp cho website tốt hơn.

Hướng dẫn lựa chọn hosting tốt

Để lựa chọn được hosting phù hợp bạn cần lưu ý một vài yếu tố dưới đây như:

Chọn loại hosting phù hợp

Như chúng tôi đã vừa phân tích bên trên, hosting có 5 loại chính kèm mức độ và nhu cầu sử dụng cũng khác. Chúng lần lượt là:

  • Dedicated Hosting
  • Shared Hosting
  • VPS Hosting
  • Cloud Hosting
  • WordPress Hosting.

Tuy nhiên, FPT Arena khuyên bạn nên cân nhắc sử dụng các dịch vụ hosting của nền tảng WordPress. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn các đơn vị có khả năng chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt. Để khi có vấn đề và cần hỗ trợ, bạn không mất công chờ đợi và không bị ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.

Hướng dẫn lựa chọn hosting tốt
Hướng dẫn lựa chọn hosting tốt

Giá cả của gói hosting

Giá hosting sẽ tùy thuộc vào gói và loại mà bạn sử dụng sẽ có giá từ vài trăm đến vài triệu một năm. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá hosting lần lượt là:

  • Hình thức của gói hosting đó: Chúng có thể là mua hosting dạng Shared Hosting, Cloud Hosting, hoặc mua Dedicated Hosting,…
  • Thông số: Là các yếu tố dung lượng, băng thông, số tên miền phụ, các hệ điều hành được lưu trữ,…
  • Thời hạn duy trì gói hosting:  Các gói hosting thường được bán theo năm. Số tiền sẽ tùy thuộc vào số năm bặn đăng ký. Mua nhiều năm bạn luôn có chính sách ưu đãi và có giá rẻ hơn.
Giá của gói hosting
Giá của gói hosting

Chính sách chăm sóc khách hàng

Đối với các bên cung cấp hosting thì dịch vụ chăm sóc khách hàng rất quan trọng. Bởi vậy, bạn nên lựa chọn đơn vị có khả năng chăm sóc khách hàng tốt, sẵn sàng hỗ trợ 24/7 nếu gặp sự cố và có vấn đề về hosting. Đặc biệt khi bạn sử dụng dịch vụ Cloud Hosting. 

Nếu đến thời điểm cần nâng cấp ngay, khi không được sự hỗ trợ của nhà cung cấp thì website không chỉ đem lại trải nghiệm tệ mà còn khiến bạn mất “khán giả”, khách hàng, còn bị đánh giá chất lượng thấp,…

Chính sách chăm sóc khách hàng chất lượng của dịch vụ hosting
Chính sách chăm sóc khách hàng chất lượng của dịch vụ hosting

Mua hosting ở đâu tốt?

Hiện nay, các nhà cung cấp hosting tại Việt Nam cũng đã lên đến hơn 300 đơn vị chuyên nghiệp. Con số này khiến bạn tìm kiếm rất lâu mới được đơn vị phù hợp. Bởi vậy, bạn nên chọn những đơn vị có nhiều năm hoạt động, các đơn vị được đánh cao trong ngành để có các gói dịch vụ tốt nhất với chi phí xứng đáng.

Trên đây là tất cả thông tin cơ bản về hosting mà FPT Arena tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu được tầm quan trọng và trang bị thêm thông tin cho bản thân về hosting và có cái nhìn tổng quan hơn. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập website FPT Arena để cập nhật những kiến thức hữu ích về website, thiết kế đồ họa, mỹ thuật đa phương tiện.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh