Lộ trình từ Newbie trở thành Designer

Bạn là một người sáng tạo, có đam mê thiết kế và muốn trở thành một Designer nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Dù có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Internet nhưng bạn vẫn cảm thấy mông lung và hoài nghi trước “biển” thông tin rộng lớn đó.

Multimedia hiện đang là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là gen Z bởi tính sáng tạo, phù hợp với xu thế và mức lương ổn định. Tuy nhiên, bạn có biết muốn trở thành một nhà thiết kế đúng nghĩa thì cần trang bị những gì không? 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng FPT Arena tham khảo 5 bước tổng quát nhất để trở thành một Designer nhé! Bạn đã sẵn sàng chưa? Khám phá ngay thôi nào!

(Đây là bài viết tham khảo, không mang tính áp đặt)

Bước 1: Bắt đầu từ kiến thức nền tảng

Không chỉ có design mà với mọi lĩnh vực khác, việc đầu tiên bạn cần làm đó là học và nắm vững những kiến thức căn bản. Trong thiết kế, những kiến thức căn bản mà mọi Designer nên nắm vững trong lòng bàn tay gồm: yếu tố cơ bản, các nguyên tắc thiết kế, nguyên tắc phối màu, dàn trang & bố cục…

newbie Artboard 4 1

Kiến thức căn bản sẽ theo bạn trong suốt hành trình làm nghề và là nền tảng để bạn sáng tạo nên những thiết kế đạt tiêu chuẩn và còn hơn thế nữa. Vì vậy, hãy dành thời gian để học những kiến thức này nhé!

Bước 2: Học phần mềm thiết kế

Thông thường khi học thiết kế, sẽ bắt đầu 2 phần mềm Illustrator (Ai) và Photoshop (Ps), vì chúng là 2 phần mềm được coi là nền tảng để học các phần mềm khác. Nhưng một trong những trở ngại của newbie chính là không biết nên bắt đầu như thế nào: nên học phần mềm nào trước hay học song song cùng lúc. Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì… thì có thể bắt đầu với Ai trước, còn nếu bạn muốn thiết kế ấn phẩm truyền thông, chỉnh sửa ảnh… thì hãy bắt đầu với Ps. 

newbie Artboard 4 copy 1

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cả trăm, cả ngàn video tutorial trên youtube hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng phần mềm thiết kế bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Nhưng hãy chọn lọc những nguồn uy tín để học và tránh tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhé!

Bước 3: Học đi đôi với hành

Nếu muốn giỏi ở một lĩnh vực nào đó, bạn phải chăm chỉ luyện tập và design cũng không ngoại lệ. Luyện tập luôn là cách tốt nhất để biến những kiến thức lý thuyết thành sản phẩm thực tế và nâng cao tay nghề của bạn.

newbie Artboard 4 copy 2 1

Bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết kế lại các sản phẩm của những Designer khác sao cho giống nhất có thể. Cách này khá hiệu quả cho người mới bắt đầu, giúp bạn học hỏi được cách sử dụng font, bố cục, màu sắc… và giúp tăng trình thiết kế lên rất nhiều nữa đó. Có rất nhiều nguồn cho bạn lấy cảm hứng như: Dribbble, Behance, Pinterest… Hãy dành thời gian luyện tập và ghé thăm những trang web này mỗi ngày để học hỏi nhé!

Bước 4: Tìm một người cố vấn

Khi mới bắt đầu, đặc biệt là trong quá trình luyện tập, bạn sẽ dễ cảm thấy nản vì không có kế hoạch cụ thể và không có ai đưa ra những lời nhận xét cho thiết kế của mình. Tìm một người mentor có nhiều kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều, biết được sản phẩm của mình chưa tốt ở đâu và cải thiện nó. 

newbie Artboard 4 copy 3 1

Vậy câu hỏi đặt ra là: Tìm mentor ở đâu? Nếu theo học thiết kế tại trường Đại học hoặc trung tâm thì giảng viên chính là người mentor của bạn, còn nếu tự học thì bạn có thể đăng tải những sản phẩm của mình lên các group về thiết kế và nhờ mọi người nhận xét, góp ý. Tại đây, bạn sẽ nhận được những lời góp ý có khen và chê, nhưng hãy cởi mở với tất cả những lời góp ý đó nha. 

Bước 5: Xây dựng portfolio

Sau khi bạn đã có những sản phẩm của riêng mình thì việc cần làm tiếp theo đó là xây dựng cho mình một portfolio (danh mục thiết kế của bạn) thật hoàn chỉnh. Portfolio có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện khả năng, kinh nghiệm của bạn.

newbie Artboard 4 copy 4 1

Một lời khuyên cho những bạn mới bắt đầu đó là “Chất lượng hơn số lượng”: đừng cho tất cả những thiết kế của bạn lên portfolio mà hãy chọn lọc những project/sản phẩm tốt nhất (khoảng 8 – 10 project là phù hợp), thể hiện đúng con người và cá tính của bạn. Bạn cũng nên update các project và điều chỉnh sao cho phù hợp với công ty mà mình muốn ứng tuyển. Tham khảo thêm: 5 tips xây dựng portfolio ấn tượng dành cho Designer tại đây!

Đến bước này là bạn đã có đủ hành trang để sẵn sàng gia nhập vào thị trường sáng tạo rồi đó. Bạn có thể bắt đầu xin thực tập tại các công ty, agency với tư cách là thực tập sinh fulltime hoặc parttime để tích lũy kinh nghiệm cho mình: cách giải quyết vấn đề, tiếp nhận phản hồi, cải thiện kỹ năng giao tiếp, teamwork, mở rộng mối quan hệ…

Để trở thành một Designer thực thụ, bên cạnh kỹ năng và kinh nghiệm, bạn cũng cần rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và đúng deadline. Ngoài ra, luôn học tập không ngừng, cập nhật các công cụ và xu hướng thiết kế mới để luôn làm mới bản thân nhé. Sau khi đã “bỏ túi” một số kinh nghiệm nhất định, bạn có thể trở thành một freelancer hoặc là một nhân viên thiết kế toàn thời gian. Chúc bạn sẽ thật thành công với hành trình sáng tạo này.

Tổng hợp bởi FPT Arena Multimedia

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh