Thời gian gần đây, mô hình thiết kế 3D Low-Poly đang là xu hướng thiết kế đồ họa được nhiều designer theo đuổi. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những điều thú vị về phong cách thiết kế này nhé.
Low poly – Một biểu hiện nghệ thuật
Low Poly là gì?
Low Poly là một kỹ thuật thường xuất hiện trong thiết kế đồ họa 3D với mục đích xây dựng các mô hình có chiều sâu, chiều nổi một cách rõ ràng và tạo cảm giác như thiết kế 3 chiều. Các designer thường ứng dụng Low Poly trong thiết kế game hoặc dàn dựng các cảnh phim hoạt hình 3D. Cụ thể hơn, đây là một thiết kế theo dạng lưới đa giác; phổ biến nhất là hình tam giác để tạo nên chủ thể 3D.
Các sản phẩm thiết kế Low Poly thường xuất hiện với đặc điểm là có độ đổ bóng, đậm nhạt khác nhau và tạo chiều sâu cho thiết kế giúp người xem dễ tưởng tượng và hình dung hơn. Số lượng các đa giác càng chi tiết và phân bổ dày đặc thì hiệu ứng trên thiết kế lại càng giống thật hơn. Tuy nhiên để làm được điều này thì thời gian thực hiện render cũng tăng lên tương ứng. Bởi vậy, các nhà thiết kế khi muốn tăng tốc độ cho quá trình design sẽ có xu hướng giảm số đa giác ở mức cho phép cũng như chi tiết cấu thành. Nhờ vậy mà mô hình Low Poly ra đời và trở thành một trong những phong cách thiết kế đồ họa được nhiều designer yêu thích.
Điểm đặc biệt của Low Poly là mang lại cảm giác 3 chiều đầy thu hút nhờ sự kết hợp của các khối đa giác được tối giản theo cách hoàn toàn mới lạ. Dần theo thời gian, nhờ sự phá cách của mình mà phong cách này được yêu thích và sử dụng thường xuyên trong thiết kế đồ họa. Các tác phẩm thuộc mô hình 3D Low Poly không chỉ thỏa mãn người xem về phần nhìn mà còn mang lại trải nghiệm vô cùng thú vị khi họ chơi game hoặc theo dõi các bộ phim hoạt hình 3D.
Ưu điểm của Low Poly
Phong cách thiết kế Low Poly từ khi ra đời đến nay đã là nguồn cảm hứng bất tận cho tất cả designer trong quá trình thiết kế của mình. Hãy cùng điểm qua những mặt tốt sáng giá của mô hình 3D này nhé:
- Đối với một thiết kế Low Poly, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức đầu tư cho sản phẩm bởi sự tối giản vốn có của nó. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian để làm các công việc khác song song với thiết kế Low Poly.
- Trong một thiết kế Low Poly, bạn không cần tạo quá nhiều texture phức tạp mà thay vào đó là tập trung vào nội dung chính của thiết kế và vận dụng sự sáng tạo của mình để kết hợp các khối đa giác thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Với đặc điểm nổi bật nhất là sự tối giản trong phong cách thiết kế nên các sản phẩm từ mô hình 3D Low Poly sẽ mang đường nét và hơi hướng hiện đại, bởi vậy bạn sẽ không lo thiết kế của mình trở nên lỗi mốt vào một ngày nào đó. Nhờ vậy mà phong cách thiết kế này lại càng được yêu thích và sử dụng nhiều hơn.
- Low poly là một phương pháp hữu hiệu mà các designer lựa chọn để giảm tối đa thời gian render.
- Với mô hình 3D Low Poly, bạn có thể dễ dàng liên kết cấu trúc thiết kế theo chiều sâu mà không lo mất đi nét tối giản vốn có.
Hạn chế
Ngoài những ưu điểm nổi bật phía trên, mô hình 3D Low Poly vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Thiết kế Low Poly đôi lúc khiến người xem không có cảm giác “phá cách” bởi sự tối giản của nó, nói cách khác là thiếu đi điểm nhấn trong thiết kế.
- Thông thường các thiết kế theo phong cách Low Poly sẽ tập trung và ánh sáng nhằm mục đích tạo chiều sâu và đổ bóng, ít khi được đặt trong bối cảnh ban đêm; bởi vậy người xem khó có thể thấy được các chi tiết của thiết kế một cách rõ ràng; ví dụ như đường viền sắc nét hay đổ bóng đậm nhạt,…
Các bước để tạo một thiết kế Low Poly đơn giản
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ như hiện nay, các designer có vô vàn lựa chọn về phần mềm để thực hiện thiết kế Low Poly. Bạn có thể sử dụng bất kỳ một trong các phần mềm như Maya, 3ds Max hay Cinema 4D,.. để hoàn thành sản phẩm của mình một cách ấn tượng và đơn giản nhất. Dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn tạo thiết kế Low Poly cho riêng mình:
- Bước 1: Đưa màu ảnh về màu sắc theo ý muốn. Ở bước này, bạn nên thay đổi độ tương phản của ảnh lên cao hơn để ảnh của mình được rõ khối.
- Bước 2: Sử dụng Brush Tool để thực hiện tạo khối cho ảnh.
- Bước 3: Chuyển layer tạo khối sang phần mềm Ai và dùng công cụ Line Segment Tool để vẽ các đường nối trong ảnh.
- Bước 4: Sau khi hoàn tất các điểm nối, việc bạn cần làm là xử lý để các Point ở đỉnh trở nên trùng nhau. Bạn cần sử dụng công cụ Direct Selection Tool và Align Vertical Horizontal Centers để nối các điểm này lại.
- Bước 5: Sử dụng công cụ Divide để thực hiện tạo mảng cho thiết kế.
- Bước 6: Chuyển ảnh bạn đã chỉnh màu từ đầu ở Photoshop sang Illustrator và hòa trộn màu giữa ảnh và bản vẽ bạn vừa tạo.
- Bước 7: Dùng công cụ Eyedropper Tool để hoàn thiện chích màu cho mảng và như vậy là thiết kế của bạn đã hoàn thành.
Tạo mô hình Low Poly cho riêng bạn trong SketchUp
SketchUp là một trong những phần mềm mô hình hóa 3D bạn có thể sử dụng để tạo mô hình Low Poly riêng cho mình. Với giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các thao tác cần thiết một cách dễ dàng để truyền đạt các ý tưởng sáng tạo của mình vào thiết kế.
Với SketchUp, bạn có thể thực hiện thiết kế dễ dàng mà không cần sử dụng đến các phần mềm khác như 3D Max, Maya hay FormZ. SketchUp cũng cho phép bạn thực hiện thao tác mô phỏng hay hiệu chỉnh góc chiếu mặt trời và tất cả các thời điểm và bao quát được tất các các góc nhìn ngay lập tức. Nhờ vậy mà việc thiết kế Low Poly với phần mềm này cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Bước đầu tiên bạn cần làm khi muốn tạo một mô hình Low Poly trong SketchUp chính là mở mô hình 3D trong phần mềm này. Sau đó bạn cần thêm một plugin có tên Artisan – công cụ giúp bạn tạo và thao tác các hình dạng hữu cơ mà không gặp vấn đề cản trở gì. Bạn hãy sử dụng công cụ giảm đa giác” và lưới chia nhỏ để thực hiện thao tác giảm hoặc tăng số lượng đa giác theo nhu cầu.
Khi bạn thực hiện thao tác chọn toàn bộ phần thiết kế và nhấp vào “giảm đa giác” thì một cửa số sẽ ngay lập tức xuất hiện yêu cầu giảm phần trăm lưới. Và đương nhiên, tỷ lệ phần trăm càng lớn đồng nghĩa với hiệu ứng Low Poly của bạn sẽ được thể hiện càng rõ ràng hơn trên đối tượng. Bạn chỉ cần thay đổi số phần trăm mong muốn để có thể đạt được sản phẩm cuối cùng một cách hài lòng nhất. Thay vì áp dụng công cụ nhiều hơn hai lần cho cùng một đối tượng thì bạn nên tạo một hình dạng theo hướng khác lạ và khó nhận biết, như vậy bạn sẽ sở hữu sản phẩm cuối cùng mang nét độc đáo và phá cách hơn cả. Chỉ với thao tác đơn giản Ctrl Z hoặc nhấp vào “công cụ lưới chia nhỏ” là bạn đã có thể quay lại điểm bắt đầu với số lượng đa giác không thay đổi.
Low-poly đơn giản với Photoshop và Illustrator
Ngoài việc sử dụng SketchUp để tạo nên ấn phẩm mang màu sắc Low Poly riêng cho mình, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phần mềm phổ biến như Photoshop hoặc Illustrator để diễn đạt phong cách thiết kế này.
Việc bạn cần làm đầu tiên là sở hữu cho mình 2 công cụ này trong máy và bắt tay vào thực hiện theo các bước chi tiết dưới đây:
- Bước 1: Dùng công cụ Brush tool (B) để thực hiện tạo khối trong ảnh.
Để bức ảnh được rõ khối hơn bạn nên tăng độ tương phản của ảnh bằng cách nhấn Curves Ctrl + M). Sau đó thực hiện cắt các phần ảnh khác nhau từ những mảng khối mà bạn vừa chỉnh sửa phía trên.
- Bước 2: Chuyển layer tạo khối sang phần mềm AI và sử dụng Line Segment Tool để vẽ các đường nối lại với nhau.
Bạn có thể thấy các đường nối có thể có đỉnh không trùng nhau. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy sử dụng công cụ Direct Selection Tool (A) và chọn các Point sau đó dùng Align Vertical/ Horizontal Center để thực hiện nối các điểm này lại với nhau.
- Bước 3: Chọn Divide để lên các mảng sáng tối trong ảnh.
- Bước 4: Chuyển ảnh bạn đã chỉnh màu từ Ps sang Ai và điều chỉnh màu sắc nhằm hòa trộn được layer ảnh và layer vẽ của bạn. Để thực hiện thao tác này bạn có thể dùng Eyedropper Tool (I) để điều chỉnh màu từng mảng một theo ý thích.
Như vậy chỉ với 4 bước đơn giản bạn có thể dễ dàng thao tác và hoàn thiện sản phẩm Low Poly với Illustrator và Photoshop. Việc thiết kế giờ đây không còn trở nên khó khăn với các công cụ hỗ trợ hữu ích này.
Với những thông tin hữu ích trong bài về mô hình 3D Low Poly, hy vọng bạn đọc đã có thể note lại những nội dung cần thiết và áp dụng trong quá trình thiết kế của mình. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn tham khảo các khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, đừng quên truy cập ngay website của FPT Arena để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé.
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn