Multimedia là “đa phương tiện”, vậy sao nghĩa tiếng việt lại có từ “Mỹ thuật”?
Truyền thông đa phương tiện’, ‘Công nghệ truyền thông’, ‘Đa truyền thông’,… đều là những từ dịch đúng cho ‘Multimedia’. Đây là khái niệm nói tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm từ nhiều nội dung (media) khác nhau. Vậy tại sao lại có thêm từ “mỹ thuật” trong khái niệm chính thức? Bởi việc thiết kế này cần tư duy về mỹ thuật, đòi hỏi nhà thiết kế phải sử dụng óc sáng tạo, thẩm mỹ, tính ứng dụng vào mỗi sản phẩm của mình. Chứ không phải là phải giỏi vẽ thì mới làm thiết kế đâu các bạn nha!
?: Tôi thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm ‘Thiết kế đồ họa’ và ‘Mỹ thuật đa phương tiện’
?: Về cơ bản, đây đều là những công việc của người làm thiết kế (Designer). Để hiểu chúng một cách đơn giản hơn, bạn tham khảo hai gạch đầu dòng này nhé:
– Thiết kế đồ họa là thiết kế 2D tĩnh, sử dụng các phần mềm xử lý ảnh, vẽ vector, dàn trang, dựa trên nền tảng mỹ thuật, sức sáng tạo của người làm thiết kế và nhu cầu cụ thể của khách hàng để tạo ra các file kỹ thuật số. Các file này sẽ dùng để in trên những mặt phẳng như sách, báo, tạp chí, biển quảng cáo, bao bì sản phẩm, áo thun, túi xách hay chạy trên cả màn hình led…
– Còn Mỹ thuật đa phương tiện là bao gồm cả thiết kế “tĩnh” và “động” (hình ảnh động, âm thanh, hoạt hình, đồ họa động), kết hợp nhiều môi trường thể hiện và truyền thông khác nhau (hoạt hình 3D, phim, game). Những sản phẩm này thường được cảm nhận trọn vẹn trên các thiết bị hiện đại như màn hình máy tính, TV, thiết kế cầm tay, rạp chiếu phim, thậm chí là liveshow.
Nếu bạn muốn bao quát về Multimedia, hãy học hết, bởi nếu không có kiến thức nền 2D vững chắc, bạn cũng khó mà làm tốt các dạng media khác.
?: Những sản phẩm Multimedia sẽ mang tính công nghệ, rất khó để tạo nên chúng, thậm chí là khó mà nhìn thấy chúng?
?: Thế giới quanh chúng ta đều được thiết kế, và những sản phẩm Multimedia hiện hữu ở ngay quanh bạn. Từ những sản phẩm tĩnh như biển quảng cáo ở ngã tư, bao bì hộp sữa, hình in trên áo phông,… cho tới các MV ca nhạc, TVC quảng cáo… đều là sản phẩm của thế giới Mỹ thuật đa phương tiện.
Những sản phẩm này làm cho cuộc sống của chúng ta có nhiều màu sắc hơn, cũng giúp ích cho cuộc sống hiện đại. Ví dụ nhé: app NCOVI và Bluezone mà chúng ta cài đặt gần đây cũng là những sản phẩm của Multimedia. Các Designer là người phụ trách thiết kế nên giao diện của ứng dụng đấy.
?: Làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Mỹ thuật đa phương tiện hay không?
?: Thế giới công nghệ là một dòng chảy không ngừng nghỉ, và sức sáng tạo cũng vậy. Bản chất của việc Thiết kế chính là sáng tạo, bởi vậy, chỉ cần bạn có đủ đam mê, không ngại học hỏi và vượt lên khó khăn, sẽ không có gì làm khó được bạn.
?: Cơ hội việc làm khi học Multimedia?
?: Theo thống kê của trang Payscale, ở thị trường nước ngoài, lương trung bình của một designer dựa trên kinh nghiệm có xu hướng tăng rõ rệt. Nếu dưới 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ là khoảng hơn 800 triệu đồng mỗi năm. Nếu có từ 5 – 10 năm kinh nghiệm, con số này sẽ tăng lên gần một tỷ đồng mỗi năm. Những designer làm việc tự do có thể kiếm được từ 240,000 đồng đến 1,3 triệu đồng/giờ. Và con đường thăng tiến sự nghiệp cho dân thiết kế đồ họa cũng rộng mở với đa dạng cấp độ như: chuyên viên thiết kế cấp cao, trưởng nhóm thiết kế, giám đốc thiết kế, giám đốc sáng tạo…
Còn với chương trình học tại FPT Arena, bạn sẽ được học một lớp nền kiến thức vững vàng, làm tiền đề để có thể theo đuổi bất cứ mảng nào trong thế giới Multimedia. Nếu bạn muốn biết mình thích gì và có khả năng làm gì, hãy học tập thật chăm chỉ nhé!
———————-
Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế tại FPT Arena Multimedia với trọn bộ đầy đủ bí kíp Mỹ thuật đa phương tiện:
- Thiết kế 2D tĩnh (Graphic Design)
- Thiết kế web và giao diện ứng dụng di động (Web & Digital Design)
- Làm phim kỹ thuật số và thiết kế game (Digital Film Making & Game Design)
- Làm phim hoạt hình 3D (Animation)