Thiết kế đồ họa là một trong những lĩnh vực đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm với sự bay bổng, sáng tạo và một mức thu nhập rất tốt. Bên cạnh đó, rất nhiều người làm marketing cũng cần các kỹ năng thiết kế đồ họa để bổ trợ cho công việc của mình. Do đó, tự học thiết kế đồ họa tại nhà được rất nhiều người lựa chọn. Vậy, để tự học thiết kế đồ họa cần bắt đầu từ đâu và học những gì?
Những kiến thức nhập môn thiết kế đồ họa mà bạn phải biết
Những kiến thức này sẽ nắm vai trò trở thành một nền tảng để tạo cho bạn tư duy về công việc cũng như một gu cá nhân trong những tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, chúng cũng đóng vai trò giúp bạn gây ấn tượng với doanh nghiệp tuyển dụng và mở ra cơ hội tiến xa hơn trong ngành. Những kiến thức mà bạn cần phải nắm là:
1. Các kỹ năng vẽ thủ công
Bạn không cần phải vẽ thật đẹp như một họa sĩ hay phác thảo đồ vật với tỉ lệ chuẩn như một kỹ sư, tuy nhiên bạn cần phải nắm được các kỹ năng vẽ thủ công để phác thảo ý tưởng lên giấy trước khi bắt tay vào công việc. Phác thảo lên giấy sẽ giúp bạn dễ tưởng tượng về ý tưởng của mình cũng như cách thức để vẽ lại chúng lên phần mềm. Việc phác thảo cũng giúp bạn dễ dàng thoát khỏi bế tắc ý tưởng bởi trong quá trình vẽ lên giấy, não bộ của bạn sẽ tự liên kết những thông tin mà nó trình bày ra để lên được một ý tưởng mới.
Ngoài ra, những kỹ năng vẽ thủ công cũng là một tiền đề rất tốt để cho bạn phát triển được những tư duy trong thiết kế. Hình ảnh này nên tạo bằng các hình khối nào, bố cục của thiết kế này nên được chia ra sao,… Tất cả tạo nên tiền đề vững vàng khiến cho bạn có những định hướng tư duy cụ thể ngay cả với những project khó.
2. Nắm kỹ về các yếu tố cơ bản trong một thiết kế đồ họa
Một thiết kế đồ họa dù có cầu kỳ đến thế nào cũng chỉ được cấu tạo nên từ các yếu tố cơ bản. Do đó, bạn cũng cần phải nắm chắc và hiểu rõ những yếu tố này để sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Các yếu tố này bao gồm:
- Line: Line có thể hiểu đơn giản là các đường (có thể thẳng, cong, uốn lượn, gấp khúc, đứt đoạn…) trong thiết kế. Tùy vào việc bạn sử dụng line như thế nào, chúng sẽ góp phần truyền tải thông điệp, cảm xúc trong thiết kế. Chúng cũng có thể hoạt động như các lưới (grid) để phân chia thiết kế trong mảng in ấn.
- Shape: Shape chính là các hình khối. Trong thiết kế, shape được hiểu là một hình, khu vực có viền khép kín. Giống như line, shape cũng giúp truyền tải thông điệp, cảm xúc của thiết kế và việc sử dụng shape hợp chính là bước đầu tiên để bạn tạo ra một thiết kế đẹp.
Dựa vào hình dáng của shape, chúng ta có thể chia chúng ra thành hai loại. Đầu tiên là các shape dạng 2D, 3D cơ bản như hình vuông, tròn, Elip, lập phương… Chúng được tạo ra bởi một tập hợp điểm và các line thẳng nối với nhau. Loại shape thứ hai là các dạng hình như lá cây, trái tim, đốm, dây leo… gọi chung là các hình đặc biệt thường do người làm thiết kế sáng tạo ra hoặc mô phỏng từ các vật có trong đời sống nhằm tạo ra sự khác biệt trong thiết kế.
- Color: Color hay màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thiết kế. Mỗi màu sắc lại mang đến một ý nghĩa, sắc thái riêng cho người nhìn vào. Ví dụ, màu xanh thường tạo cảm giác yên bình trong khi màu đỏ lại tạo nên sự kích thích, tượng trưng cho máu hay bạo lực trong một số nền văn hóa. Nghệ thuật sử dụng màu sắc sao cho hợp lý luôn là một trong những đỉnh cao mà người làm thiết kế cần phải đạt được. Một trong những công cụ hỗ trợ người làm thiết kế phối màu sắc đúng chuẩn phổ biến chính là color wheel hay còn gọi là bánh xe màu.
- Texture: Texture có nghĩa là kết cấu. Trong thiết kế, texture tạo cho người nhìn những cảm giác của bề mặt mà họ nhìn vào, giúp họ phần nào tưởng tượng ra cảm giác khi thực sự sử dụng sản phẩm. Mịn, sần, cứng, nhão, bóng, mờ… là những texture cơ bản nhất mà bạn có thể gặp thường xuyên.
- Type: Type hay kiểu chữ cũng là một trong những yếu tố cơ bản của thiết kế. Thông thường, các thiết kế gần như sẽ luôn luôn có chữ viết để truyền tải ngắn gọn nội dung mà bạn muốn truyền tải. Việc sử dụng type sao cho phù hợp vừa giúp bạn truyền tải được nội dung, vừa tạo nên một shape dạng đặc biệt để trang trí cho thiết kế. Có rất nhiều dạng type khác nhau để cho bạn lựa chọn và có thể dễ dàng tải về miễn phí.
- Spacing: Spacing hay khoảng cách giữa các phần từ trong thiết kế rất cần được quan tâm một cách cụ thể. Spacing ảnh hưởng trực tiếp đến tính hài hòa, sự cân bằng của một thiết kế nói chung. Nó cũng giúp bạn phân cấp các nội dung theo độ quan trọng của chúng. Nếu sử dụng spacing không đúng cách sẽ khiến thiết kế khó hiểu và rối rắm.
- Image: Image hay hình ảnh rất thường xuyên được sử dụng như một thành phần tạo nên cảm xúc, tâm trạng của thiết kế. Việc sử dụng hình ảnh trong thiết kế đòi hỏi sự phù hợp về mặt nội dung cũng như đảm bảo về bố cục với các phần tử còn lại. Bạn có thể tự mình tạo ra các hình ảnh thiết kế, sử dụng tài nguyên miễn phí trên mạng hoặc mua từ các đơn vị cung cấp ảnh chuyên nghiệp
3.Học các kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng
Sau khi học xong các kiến thức cơ bản cũng chính là lúc bạn tiếp cận với những công cụ hỗ trợ cho công việc hay chính là các phần mềm thiết kế chuyên dụng. Xét về độ phổ biến, Photoshop và Illustrator là 2 phần mềm phổ biến nhất hiện nay nhờ sự đa dụng, thông minh cùng một cộng đồng hỗ trợ vô cùng tuyệt vời. Việc biết cách sử dụng của các phần mềm này không khó, tuy nhiên để sử dụng thành thạo toàn bộ chức năng sẽ tốn rất nhiều thời gian. Do đó, người làm thiết kế thường chọn một công cụ để chuyên sâu và công cụ còn lại đóng vai trò bổ trợ.
4. Nắm được các kiến thức bổ trợ
Nếu nói về các kiến thức bổ trợ, có quá nhiều thứ mà bạn cần phải học. Tuy nhiên, tiếng Anh chắc chắn sẽ nằm trong top đầu bởi phần đa các tài liệu và công cụ thiết kế đều sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, tiếng anh cũng giúp bạn làm việc với các đơn vị nước ngoài để có mức lương tốt hơn.
Bên cạnh đó, do thiết kế đồ họa phục vụ trực tiếp cho công việc tiếp thị và truyền thông, do đó bạn cũng cần đến cả những kiến thức về marketing. Đây cũng chính là lý do phần lớn người học thêm về đồ họa sau khi đã có 1 công việc chính hầu hết đều là người làm marketing.
Những kiến thức về in ấn cũng rất cần thiết bởi sẽ có những chiến dịch truyền thông cần đến standee, biển hiệu. Bạn không chỉ cần có một thiết kế đẹp mà bạn cũng cần hiểu được những kiến thức về vật liệu in, các loại màu in cũng như số lượng in.
5. Kỹ năng xây dựng Portfolio
Portfolio được xem như một cv của người làm thiết kế, nó thể hiện những tác phẩm mà bạn đã thực hiện cũng như hoàn thành, giúp đơn vị tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn. Nhiều khi, Portfolio đẹp còn có ảnh hưởng đến mức lương của bạn nhiều hơn số lượng bằng cấp, tín chỉ mà bạn có.
Nhìn chung, bạn sẽ phải học rất nhiều thứ khi lựa chọn con đường tự học thiết kế. Để mọi thứ dễ dàng hơn, hay tham khảo khóa học thiết kế đồ họa và mỹ thuật đa phương tiện tại FPT Arena. Với giáo trình quốc tế cũng đội ngũ giáo viên lành nghề, con đường trở thành một người làm thiết kế giỏi sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn