Phần lớn sự hấp dẫn của phim ảnh chính là việc công chúng bị mê hoặc bởi những hình ảnh của một thế giới khác, những lo âu của một ngày biến mất trong một vài giờ đồng hồ của trí tưởng tượng. Từ việc thưởng thức những bộ phim hoành tráng của Hollywood được chiếu ở rạp đến những buổi tối yên tĩnh xem đĩa DVD tại gia, nhâm nhi một ly rượu, phim ảnh khiến người ta lạc lối. Tuy nhiên, để tạo nên một thế giới của sự kịch tính, phiêu lưu, hài hước, lãng mạn và kinh dị đòi hỏi nhiều kĩ năng.
Ngày nay, xem bất kỳ một bộ phim nào, bạn thường thấy kết thúc các bộ phim, là một danh sách dài ngoằng ngoẵng các kĩ xảo hình ảnh, và các đội ngũ nhân sự đông đảo đóng góp cho sự thành công của bộ phim như họa sỹ cảnh nền, nghệ sĩ tạo hiệu ứng kĩ thuật số, họa sỹ phục trang và họa sỹ dàn dựng… Đối với nhiều hãng phim, thì đây là nhân tố sống còn với bộ phim giống như việc phải mời được các diễn viên hạng nhất và đạo diễn hàng đầu tham gia. Rất nhiều công việc và quá trình tiền sản xuất cần phải thực hiện để đảm bảo khoản đầu tư hàng triệu đô sẽ sinh lời. Những năm gần đây, khán giả đã trở nên khó tính và hay đòi hỏi nhiều hơn. Số lượng những bộ phim phá kỉ lục bán vé có tính sáng tạo cũng như các hiệu ứng hình ảnh không tưởng và khung cảnh hoàng tráng đã tăng lên. Các DVD cũng thu hút được một lượng khán giả nhất định và nhu cầu xem các hình ảnh hậu trường của quá trình làm phim và những kĩ xảo đặc biệt cũng tăng lên.
Mặc dù nhiều hiệu ứng đánh lừa thị giác trên màn ảnh vượt trên cả diễn xuất của diễn viễn đều do máy tính tạo ra song những kĩ năng này còn quá mới mẻ. Theo John Uibel (www.johnuibel.com), người đã có một sự nghiệp và có dấu ấn trong phim ảnh và truyền hình, thì “Việc dựng bối cảnh là một phần của quá trình sản xuất phim. Trước đây, người ta sử dụng những bản vẽ được thể hiện một các truyền thống, với các phương tiện tự nhiên, nhưng bây giờ hầu như đều được làm bằng kĩ thuật số và được sử dụng thay thế cảnh nền cho các cảnh diễn đòi hỏi những góc quay không thực tế. Ví dụ những cảnh quay quá nguy hiểm, quá tốn kém hay đơn giản là nó không hề tồn tại. Trong lịch sử, những hình ảnh như vậy được vẽ lên những tấm kính lớn và đặt ngay trước máy quay. Như thế, cảnh nền và diễn xuất của diễn viên sẽ được quay cùng một lúc. Về sau, việc tạo thêm các luồng ánh sáng giả trong các cảnh quay trở nên dễ dàng hơn nên không nhất thiết phải quay phim tại các địa điểm đặc biệt đó nữa. Bộ phim sau đó sẽ được tua lại từ đầu, những phần đã được để lộ ra của khung hình sẽ được che lại và những phần đã bị che lấp khi quay sẽ được mở ra để dựng lại hình ảnh vào đúng vị trí trước đó. Việc cần làm là tạo ra một bản vẽ có thể hòa hợp với kiến trúc đã có và không gian trong đoạn phim một cách ăn ý nhất”
Ngày nay, phần mềm Photoshop đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo cảnh nền, vẽ ra một thế giới của những điều có thể và giảm một cách đáng kể những hình kiểu này. “Với Photoshop người ta có thể dễ dàng dùng một phông nền cố định, một khung hình được quay sẵn và tách phần nền sẽ bị thay thế ra. Sau đó kiếm những nguồn ảnh của nhiều địa điểm khác với sự khác biệt về hướng ánh sáng, màu sắc và giá trị. Sử dụng những công cụ có trong Photoshop như colour-balance, wrap và distort để điều chỉnh và kết hợp những hình ảnh đó lại để tạo thành một hình nền ăn khớp với diễn xuất của diễn viên mà không có một dấu vết ghép nối nào. Vẻ đẹp mà Photoshop mang lại là chỉ bằng việc tạo một vài layer, các điều chỉnh và thay đổi được thực hiện khá đơn giản và dễ dàng hơn so với việc sử dụng các hình vẽ bằng dầu”, John giải thích. Dylan Cole (www.dylancolestudio.com) – họa sỹ tạo dựng cảnh nền cho bộ phim Siêu nhân trở lại đã khẳng định “Photoshop là công cụ cơ bản cho họa sỹ bối cảnh. Tất cả các bức vẽ thường được bắt đầu hoặc hoàn thiện trong Photoshop trước khi chúng được ghép với các cảnh quay thông qua các thao tác vẽ và chỉnh sửa ảnh, 2 nhân tố chính của tạo bối cảnh KTS, nó chứa đựng rất nhiều nguyên tắc như của nhiếp ảnh, mĩ thuật, vẽ phác, 3D, sao chép thu nhỏ – nói chung là tất cả những thứ cần để hoàn thành công việc. Đây là nghệ thuật của sự sáng tạo.”
Kino Scialabba (www.homepage.mac.com/kinoo) là một họa sỹ thiết kế và một chuyên gia tạo hiệu ứng hình ảnh đã có kinh nghiệm làm việc với hơn 50 bộ phim, trong đó có Daredevil, The Mummy và Minority Report, ông đặc biệt đánh giá cao Photoshop, coi nó là “công cụ số một hiện nay. Cùng với những phần mềm 2D và 3D khác, nó được sử dụng cho những thiết kế ban đầu, các hiệu ứng bề mặt cho dựng hình 3D và tạo phông nền cho cảnh quay. Trước tiên, tôi vẽ phác các phân cảnh bằng bút chì hoặc bút mực rồi scan chúng vào máy tính để hoàn thiện, bằng cách thêm vào màu sắc. Tuy nhiên, là một họa sỹ bối cảnh, bạn có thể được yêu cầu tạo cả một chuỗi phác thảo cho thiết kế ban đầu và thực hiện trong Photoshop.” Đối với một họa sỹ bối cảnh, công việc cụ thể có thể rất khác nhau phụ thuộc vào studio. Một số người may mắn có những ý tưởng rất rõ ràng và nguồn tư liệu tốt, trong khi với một số người khác lại phải chuyển thể những ý tưởng mơ hồ của một người khác. “Có thể có những lúc có hơn 10 phác thảo được dựng chỉ để có một cảnh quay”.
Mặc dù Photoshop là một công cụ đa năng có thể tạo ra hình ảnh thành phố thật như ảnh chụp và những khung cảnh cho các bộ phim khoa học viễn tưởng và thần thoại, lịch sử, giả tưởng, nhưng điều quan trọng phụ thuộc vào cảm hứng sáng tác và tư liệu của người họa sỹ “Tôi thường tự vẽ phác thảo để suy nghĩ xung quanh dự án được giao và sau đó đi tìm các tư liệu hình ảnh liên quan. Tôi luôn cố gắng tự chụp ảnh để làm tư liệu, đôi khi tôi cũng dựng cả những mô hình thu nhỏ để chụp ảnh lại”, Dylan nói. Còn với Kino, nếu như studio không cung cấp nguồn dữ liệu cho bạn thì tốt nhất bạn nên tự tìm lấy. “Nếu tôi may mắn, bộ phận phụ trách nghệ thuật sẽ làm tốt công việc của mình và chụp rất nhiều ảnh tư liệu. Và như thế, bạn sẽ có cả một thư viện hình ảnh. Những khách hàng lớn thường làm như thế. Nhưng đó chỉ là phân nửa các trường hợp tôi nhận được. Nửa còn lại, tôi phải tự mình chụp lấy tư liệu hoặc lang thang tìm kiếm ở nhiều trang web. Công ty sản xuất thường sẽ mua luôn những tấm ảnh tôi chụp nếu cần thiết cho việc làm cho bối cảnh.” John Uibel gợi ý bạn nên tìm kiếm trong thư viện ảnh hoặc lên mạng thật nhiều, cùng với việc vẽ nhiều phác thảo để có những cảm nhận sâu sắc về vấn đề phải thiết kế. John cũng nói, có khi bạn có thể làm việc được ngay với những tài liệu đơn giản nhất trong nguồn: “Đôi khi một bản phác thảo của một đạo diễn có thể sẽ đi thẳng tới tận sản phẩm cuối cùng.”
Vai trò của họa sỹ cảnh nền trong bộ phim nhiều hay ít phụ thuộc vào từng studio và kinh nghiệm cũng như kĩ năng của từng người. “Thông thường, tôi tham gia vào giai đoạn lắp ghép các thiết kế lại với nhau qua việc trao đổi, chỉnh sửa cùng những người chịu trách nhiệm giai đoạn này để đảm bảo họ có tất cả những dữ liệu cần thiết và nắm rõ mục đích cũng như cách dùng từng bức vẽ,” Dylan nói. Do có rất nhiều bên liên quan đến quá trình làm phim, quan trọng là bạn phải cố gắng và cho họ biết rõ sản phẩm của bạn sẽ trông như thế nào khi đưa lên màn ảnh. “Tôi thích làm việc với những người thực hiện việc kết hợp các hình ảnh với nhau vì họ có thể làm cho các tác phẩm của bạn trông còn đẹp hơn bạn đã làm, hoặc họ có thể phá hỏng nó hoàn toàn.” Giao cho studio những tài liệu nguồn mà bạn sử dụng có thể rất có lợi. Kino cho biết: “Một lời khuyên của tôi là khi bạn giao lại những bản cảnh nền, bạn nên gửi kèm cả một bản vẽ màu tham khảo tác phẩm bạn làm khi đặt vào toàn cảnh, với cả khói và ánh sáng. Nếu những hình ảnh tham khảo này được chọn, biên tập viên và kỹ thuật hình ảnh sẽ phải làm cho tác phẩm của bạn xuất hiện một cách chính xác nhất so với nguyên mẫu.”
Chứng kiến thành quả lao động của mình được trình chiếu trên màn ảnh rộng là một điều tuyệt vời dù đôi khi có thể làm bạn thất vọng do thời gian hạn chế, kinh phí eo hẹp và những thay đổi bất ngờ làm đảo lộn kế hoạch. “Đôi khi, những ý tưởng sáng tạo hơn lại chỉ xuất hiện trong đầu tôi sau khi bản vẽ đã được gửi đi và một người không nắm rõ tác phẩm đó lại phải chính sửa nó. Có lúc những bản phác thảo bị chuyển sang hệ màu xám làm mất hết những màu sắc mà tôi đã sử dụng và làm hiện ra những chi tiết không nên nhìn thấy hay làm hỏng cả bản phác thảo. Thông thường, kinh phí và thời gian là hai yếu tố làm thay đổi trầm trọng các bản thiết kế. Tôi luôn cố gắng gửi đi những tác phẩm tốt nhất trong thời hạn cho phép nhưng đôi khi thời gian đó là quá ngắn không đủ để có được những tác phẩm 3D chính xác hay kết hợp tốt.”
Không thể phủ nhận, Photoshop đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo những hình ảnh cỡ lớn làm nền cho các bộ phim và chương trình truyền hình. Rutters (www.ruttersuk.com)-người tham gia vào khá nhiều dự án và hiện tại đang làm phần 6 của loạt phim Harry Potter, với 25 năm kinh nghiệm trong sản xuất hình ảnh, công việc chủ yếu của anh là làm tăng kịch tích của cảnh quay bằng các hình ảnh cho biết “Khi được đề nghị phát triển các hiệu ứng hình ảnh cho một bộ phim truyền hình của BBC, chúng tôi đã chụp một bức ảnh Tower Bridge, và được yêu cầu làm giảm ánh sáng phản chiếu từ cây cầu, mở rộng phần đất bồi ở chân cầu và tạo thêm các toà nhà, tô màu cho hình ảnh phản chiếu và bóng của cây cầu dưới mặt nước cùng các tòa bên bờ sông”
Những tiến bộ liên tiếp trong công nghệ cùng với Photoshop đã giúp các công ty như Rutters có thể kết hợp một hình ảnh ban ngày ở phía trước và một hình ảnh ban đêm ở phía sau và một chút thay đổi về ánh sáng làm cho khung cảnh thay đổi hoàn toàn. Sự phát triển của khoa học máy tính và công nghệ phần mềm, việc ứng dụng các chương trình và mô hình 3D trở nên ngày càng phổ biến. “Một bức vẽ có thể được dựng trong không gian 3D để xác định những di chuyển của máy quay hoặc để đắp toàn bộ bề mặt và điều chỉnh ánh sáng cho các vật thể trong cảnh quay. Khoảng 5 đến 10 năm nữa, tôi nghĩ số lượng các họa sỹ cảnh nền kiểu truyền thống sẽ giảm vì các chương trình 3D đang trở nên ngày càng nhanh hơn và tốt hơn.”
Tất nhiên là Photoshop sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền công nghiệp phim ảnh, có lẽ sẽ là sự kết hợp với 1 hoặc 2 chương trình 3D. Đối với những người muốn gia nhập vào nền công nghiệp này thì “Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể đưa ra là hãy kiên trì và thành thật với bản thân.” Và để ra ngoài làm việc, bạn nên lập một trang web riêng. Đây sẽ là cách hiệu quả nhất để quảng cáo. Bạn cũng nên tham gia nhiệt tình vào một số forum, cách này cũng rất tuyệt vời để kết nối và trưng bày các sản phẩm. Forum cũng là một nơi quảng cáo miễn phí tốt nhất mà bạn có thể tìm được. Internet đã làm cho thế giới trở nên nhỏ lại nên bạn có thể có được những đánh giá từ các nghệ sĩ hàng đầu trên toàn thế giới.”
Tuy nhiên, “Một trang web là không thể thiếu được nhưng tôi nghĩ một trang nhật kí mạng (blog) còn tốt hơn. Nó không chỉ cho phép bạn mà cả những người khác nhìn thấy sự trưởng thành trong chính bản thân bạn qua thời gian.” John nói. “ Bạn có thể hiểu được các tác phẩm của mình được đón nhận như thế nào bằng việc đưa nó lên mạng. Các forum đôi lúc có thể rất khắc nghiệt và làm bạn nản chí, nhưng cũng rất thẳng thắn và có thể giúp được bạn. Tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn tiếp nhận nó như thế nào. Tôi nghĩ quan trọng là bạn tham gia vào một cộng đồng mà bạn thuộc về nó.”
Cuối cùng, nếu bạn muốn tiến xa hơn, bạn cần phải không ngừng sáng tác để rèn luyện kỹ năng. Các hãng phim và các nhà tuyển dụng khác sẽ thấy được sự sáng tạo không ngừng nghỉ đó và họ luôn muốn có được những người như thế.
Case study: Dylan Cole (www.dylancolestudio.com)
Khi còn bé, Dylan Cole muốn trở thành một họa sỹ vẽ truyện tranh sau đó muốn thành một họa sỹ viễn tưởng. Anh bắt đầu học vẽ từ khi 14 tuổi , sau này, anh biết đến họa sỹ viến tưởng qua cuốn sách về nghệ thuật hình ảnh trong Bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao, anh đã quyết định thay đổi ước mơ của mình. Dylan mua máy tính Mac của Apple và học Photoshop, luyện vẽ bằng kỹ thuật số hàng giờ trong phòng cho đến khi những tác phẩm của anh bắt đầu giống như các nghệ sỹ. Đến nay, Dylan đã tham gia một loạt các bộ phim nổi tiếng như Chúa tể của chiếc nhẫn: Sự trở về của nhà vua, The Aviator, hồi ức của một Gehsa và Siêu nhân trở lại và xuất bản một loạt các DVD hướng dẫn như The Gnomon Workshop (www.thegnomonworkshop.com).
Trong tác phẩm này, bạn sẽ được hướng dẫn cả một quy trình vẽ bố cảnh kỹ thuật số hoàn chỉnh, từ việc phác thảo bằng bút chì đến dựng màu và khâu xuất file cuối cùng, kể cả những kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất hình ảnh, đến các thao tác xử lí ảnh đến phương pháp vẽ tay.
Case study: Sự kết hợp hoàn hảo giữa Photoshop và kịch bản phân cảnh
Cũng như biên kịch, nhà sản xuất phim phụ thuộc vào kịch bản phân cảnh để hình dung những pha hành động và chỉ ra những cảnh quay chính. Một kịch bản phân cảnh điển hình gần giống một cuốn truyện tranh với những khung cảnh và hướng máy quay được phác ra. John Uibel (www.johnuibel.com) – với kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giải thích Photoshop và Storyboarding trở thành những cộng sự hoàn hảo như thế nào. “khi, đạo diễn không chắc chắn về việc làm thế nào để di chuyển một cảnh quay, họ cần một bản ghi nhớ chỉ dẫn. Thông thường, kịch bản phân cảnh dược dùng để hướng dẫn hành động cho các thành viên khác trong đoàn làm phim và cũng được dùng để bán một ý tưởng cho nhà đầu tư và các cổ đông khác. Với photoshop, việc dựng kịch bản phân cảnh diễn ra rất nhanh. Với một tay đặt sẵn vào nút Undo, tôi có thể sử dụng bảng vẽ điện tử của mình để vẽ ra nhanh chóng những phác thảo thô sơ nhất và email luôn cho các khách hàng. Sử dụng các layer, tôi có thể dùng bản phác thảo ban đầu làm khung ở dưới và vẽ lại những bản khác kĩ hơn ở trên. Màu sắc có thể được đưa và trên một vài layer, các viền sáng và mũi tên trên các layer khác. Tôi thường sử dụng tính năng hỗ trợ sản xuất của Photoshop’s production-friendly Automate>Contact Sheet II để dễ dàng tạo thành một tập hợp tất cả các bản vẽ. Tôi đặt tên các file đơn giản theo tên ngắn gọn của cảnh quay tương ứng.”
Case study: Photoshop và Phim: Mang đến sự hấp dẫn cho Bản năng gốc 2
Mặc dù bộ phim Bản năng gốc 2 đã bị trì hoãn khá nhiều, các cảnh quay đã được chuyển từ San Francisco sang London, và Sharon Stone lại tiếp tục đảm nhiệm vai nữ chính. Công ty Rutters (www.ruttersuk.com) đã nhận được lời đề nghị tham gia giải quyết một số vấn đề của bộ phim trong đó có việc phải quay một số cảnh tế nhị. Các nhà sản xuất không thể bắt Sharon Stone bước vào bồn tắm trên nóc một căn hộ sang trọng trong tình trạng khỏa thân khi cả nửa thành phố London đang nhìn vào đó. Công ty sản xuất phim đã tìm kiếm những địa điểm thích hợp dựa vào ý đồ của nhà thiết kế và nhà sản xuất. Họ đã sử dụng máy ảnh định dạng lớn Sinar, loại máy lấy 10×8 inch transperancy để tạo cái nhìn toàn cảnh cho khung cảnh cần dùng. Sau đó, ảnh được scan ở độ phân giải lớn và được chỉnh sửa trong Photoshop.”
Mặc dù có nhiều phần mềm có thể tự động làm công việc này, song họ vẫn sử dụng những công cụ điển hình của Photoshop để gắn các hình ảnh lại với nhau, đồng thời, xử lí vấn đề biến dạng hình ảnh có thể xảy ra khi kết hợp vài hình ảnh lại với nhau. Cũng giống như việc lấy góc quay toàn cảnh, với trường hợp là một cảnh thành phố London cả đêm và ngày, người ta sử dụng Photoshop để tạo hiện trường và che đi những hình ảnh không cần thiết như phương tiện giao thông, ăng ten tivi và vệ tinh thu tín hiệu. Họ dùng Photoshop và tạo thêm các hình ảnh mong muốn như các vì sao trên bầu trời, tăng độ cao cho các tòa nhà cao hay làm biến mất hoặc thắp sáng các ô cửa sổ. Tác phẩm sau khi hoàn tất sẽ được in với chiều cao 5m và dùng máy in phun mực hòa tan Vutek UltraVu 5300, trên chất liệu Backlight Vinyl Coated Polyester hay VCP được thiết kế đặc biệt có thể được chiếu sáng từ phía sau. Sau đó, tác phẩm được dựng thẳng đứng trong studio để tái hiện lại khung cảnh đường chân trời của thành phố London trong đêm. Khi người ta chiếu sáng đặc biệt từ phía sau, khó có thể phân biệt hình ảnh này với những toàn nhà thật sự. Điều này làm giảm kinh phí quay phim phải chi cho dàn dựng và thuê địa điểm quay.
LinhPP dịch từ Computer Art số 7/2007
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn