Chạm mức lương mơ ước không khó khi “mỗi chúng ta đều là một UX Designer”

Trước những cơ hội nghề nghiệp rộng mở, lối đi nào dành cho các bạn trẻ muốn theo đuổi vị trí UX Design chuyên nghiệp? Mức lương dành cho vị trí này, triển vọng của nghề UX Design tại Việt Nam trong tương lai như thế nào? Câu trả lời được bật mí tại Zoom Talk: Mỗi chúng ta đều là một UX Designer được FPT Arena Multimedia tổ chức vào 18h30, ngày 29/10 vừa qua. 

Screenshot 514 1
Là một trong những sự kiện thuộc chuỗi dự án “NÓI NHỎ NÓI TO – nhỏ to cùng chia sẻ”, Zoom Talk: Mỗi chúng ta đều là một UX Designer đã khép lại tháng 10 với buổi tối “Home Coming” đặc biệt, đón chào sự trở về của cựu sinh viên FAN – Anh Nguyễn Vương Chung (hiện đang là Senior UX Designer tại Techcombank).

Trước khi bắt đầu bước vào khám phá những kiến thức bổ ích về UX Design, gần 80 bạn trẻ tham dự Zoom Talk đã được trải nghiệm không gian checkin trực tuyến có 1-0-2 trên nền tảng Figma siêu cool: check in, tạo nhân vật cho riêng mình, chụp ảnh lưu niệm và đặt câu hỏi với diễn giả.

Khu vực checkin xịn xò này là một món quà được anh Vương Chung và team thiết kế của mình đặc biệt dành riêng cho các bạn tham dự, khiến ai nấy cũng đều thích thú, thỏa chí sáng tạo.
Khu vực checkin xịn xò này là một món quà được anh Vương Chung và team thiết kế của mình đặc biệt dành riêng cho các bạn tham dự, khiến ai nấy cũng đều thích thú, thỏa chí sáng tạo.
Screenshot 422 1
Các bạn còn được khởi động với minigame nhanh tay nhanh mắt qua 34 câu quiz gợi nhắc lại những logo của các thương hiệu đình đám. Bạn Nguyễn Dương đã xuất sắc dành được giải thưởng trong minigame 1 này.

UX trong cuộc sống của chúng ta

Mở đầu buổi talk, anh Vương Chung đã trả lời một câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đó là: Ngành này có khó tiếp cận không? Theo anh Chung: “Dù ở bất cứ một ngành nghề nào thì câu trả lời sẽ là sự phù hợp hay không mà thôi. Nếu các bạn thực sự yêu thích và dành thời gian tìm hiểu về nó thì kiểu gì các bạn cũng có thể theo được ngành. Nếu dấn thân vào UX thì bạn sẽ làm việc nhiều với số liệu và nghiên cứu. UX cũng gọi là thiết kế nhưng nó sẽ hơi khác so với các mảng thiết kế khác: branding, thiết kế 2D… Theo kinh nghiệm của anh, những bạn xuất phát điểm là marketing, kinh doanh đôi khi chuyển sang mảng UX sẽ thấy dễ nắm bắt hơn các bạn xuất phát graphic. Các bạn có gốc từ multimedia sẽ có lợi thế về visual, interaction và có thể tạo ra những sản phẩm vừa đẹp, vừa ý nghĩa”.

IMG 20211101 095830 1
Qua câu trả lời rất chi tiết của anh Chung, các bạn trẻ như được tiếp thêm sự tự tin để theo đuổi con đường này và sẵn sàng khám phá những câu chuyện mà diễn giả sẽ đưa đến trong vòng 3h đồng hồ tới.

Từ phần vào đề ấn tượng qua câu chuyện về lồng sưởi chữa bệnh vàng da ở trẻ nhỏ được nhập khẩu từ Mỹ và những cải tiến của đội ngũ thiết kế Việt Nam để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người Việt. Anh Chung đã khiến cả phòng Zoom phải gật gù không ngờ UX Design lại hiệu quả và nhân văn đến thế. Đây cũng chính là ví dụ cho quá trình nghiên cứu trong UX.

IMG 20211101 095825 1
Theo định nghĩa của Google thì UX (User Experience) là cảm nhận của một người/một khách hàng trải nghiệm một dịch vụ nào đó.

Tiếp theo đó, anh Chung đã đưa mọi người đến với khái niệm mới – Empathy (sự đồng cảm). Đây cũng chính là yếu tố đầu tiên trong thiết kế trải nghiệm. Khi chúng ta muốn làm thiết kế của mình tốt hơn thì chúng ta phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận như những gì khách hàng đang cảm nhận. 

Empathy (sự đồng cảm)

Trong UX Design thì khái niệm design thinking là một phương pháp mà UX Designer thường sử dụng để xây dựng sản phẩm của mình, gồm có 3 phần chính. Thứ nhất là Human – Những vấn đề của con người. Thứ 2 là Business – Mọi thiết kế đều phải phục vụ cho một mục đích nào đó. Thứ 3 là công nghệ – khả năng hiện thực hóa ý tưởng. Điểm giao của 3 vòng tròn này chính là giải pháp thiết kế mà chúng ta cần đạt được.

Screenshot 458 1

Ngoài chia sẻ kiến thức, anh Vương Chung còn phân tích case study để giúp các bạn trẻ hiểu rõ về quá trình tìm kiếm giải pháp thiết kế và hiện thực hóa ý tưởng thành sản phẩm thực tế.

Tới đây, bạn Việt Hứa có đặt câu hỏi mang tính chuyên môn: “Với các persona khác nhau thì có thể sẽ có pain points khác nhau, vậy mình sẽ tìm mẫu số chung của các pain point này để giải quyết hay sẽ giải quyết riêng rẽ các pain point ạ?

Trả lời câu hỏi này, anh Chung có chia sẻ rằng: “Với mỗi persona khác nhau phải có pain point khác nhau, persona là một nhóm user có cùng chung mục tiêu, hoặc cùng một vấn đề. Khách hàng có nhiều vấn đề nhưng chúng ta sẽ cần đánh giá lại để tìm ra đâu là vấn đề quan trọng. Sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng của các vấn đề đó, ước tính theo mức độ khả thi và chọn vấn đề nào càng tác động/ ảnh hưởng đến khách hàng và ít tốn công nhất thì mình làm”. 

Screenshot 491 1
Trước khi bước sang phần chia sẻ tiếp theo thì các bạn trong Zoom đã được thay đổi không khí bằng cách chơi minigame số 2 với 8 câu rèn luyện khả năng tinh mắt và tính toán với những con số. Xuất sắc vượt qua những người chơi khác, bạn Minh Thạch đã trở thành người chiến thắng ở minigame số 2 và nhận được một phần quà từ BTC.

Thị trường UX tại Việt Nam

Tùy theo từng công ty, dự án, mô hình tổ chức, nguồn lực cụ thể mà công việc của UX Design cũng có sự khác nhau. Theo anh Chung môi trường UX tại Việt Nam được chia thành 7 nhóm chính: Công ty truyền thống, Công ty giải pháp phần mềm hoặc outsourcing, Startup công nghệ trong giai đoạn đầu, Startup công nghệ trong giai đoạn giữa, Design Agency, Công ty/tập đoàn lớn và Làm remote.

Qua quá trình làm nghề, tìm hiểu và nghiên cứu của mình, diễn giả đã đưa ra những phân tích rất chi tiết về cả ưu, nhược điểm trong từng nhóm để các bạn trẻ hình dung rõ ràng hơn về môi trường mà mình sẽ thuộc về.

Screenshot 493 1
Công ty truyền thống là những công ty mà thiết kế sẽ làm việc trong bộ phận Marketing, đảm nhận rất nhiều vai trò: thiết kế social media, thiết kế website, thiết kế ấn phẩm quảng cáo… Ưu điểm của các công ty này là nhu cầu nhân lực lớn, dễ xin việc, chất lượng đầu vào không quá cao. Đây là môi trường lý tưởng cho các bạn mới bắt đầu. Nhược điểm là dàn trải kỹ năng, mỗi thứ bạn biết một chút và khó chuyên sâu vào một chuyên môn cụ thể.
Screenshot 494 1
Công ty giải pháp phần mềm hoặc outsourcing: Đây là những công ty chuyên cung cấp các giải pháp theo yêu cầu của khách hàng. Ưu điểm: thường khá đủ về mặt kỹ thuật nên mọi người được thử sức ở nhiều dự án. Nhược điểm: các sản phẩm đều mang tính dự án (có điểm bắt đầu và kết thúc) nên khó đánh giá sự thành công của thiết kế ngoài thị trường. Design thường không có tiếng nói so với Developer.
Screenshot 495 1
Startup công nghệ trong giai đoạn đầu: Quy trình của Startup là: làm thử, tung ra thị trường, đánh giá, cải tiến. Ưu điểm: Dễ xin việc, nhanh ra sản phẩm, có cơ hội để cải tiến sản phẩm, các bạn rất hiểu concept sản phẩm, môi trường vui vẻ. Nhược điểm: Dễ chết, đãi ngộ không cao, chuyên môn dàn trải.
Screenshot 496 1
Startup công nghệ trong giai đoạn giữa: Được hiểu là các công ty đã chứng minh được sản phẩm và bắt đầu có tiền vốn đầu tư. Ưu điểm: có khả năng hình thành vị trí UX Design chuyên biệt, cơ hội nghề nghiệp tốt, lương cao, dữ liệu đáng tin cậy để cải tiến sản phẩm tốt hơn. Nhược điểm công việc rất chồng chéo, khó bao quát sản phẩm.
Screenshot 497 1
Design Agency: Một vài công ty có vị trí UX Design riêng, nhu cầu về mảng UX Design trong agency cũng tăng cao hơn. Ưu điểm: Đa dạng lĩnh vực, học nhanh, phát triển nhiều kỹ năng mềm: nghiên cứu, tư vấn, đàm phán, thuyết phục… Nhược điểm: deadline cực kỳ nhiều, chỉ dừng lại ở tính dự án.
mỗi chúng ta đều là một UX Designer
Công ty/tập đoàn lớn: Có sự đầu tư lớn về công nghệ và trải nghiệm khách hàng. Ưu điểm: gặp gỡ nhiều đồng nghiệp giỏi, có khả năng học hỏi, sản phẩm có tác động lớn, đủ nguồn lực, được training nhiều, nhiều quyền lợi. Nhược điểm: bộ máy lớn thì không đi nhanh được, một sự thay đổi nhỏ cũng phải trải qua nhiều quy trình và mất nhiều thời gian.

Làm remote: Hiện nay, cơ hội làm remote khá nhiều, những bạn giỏi tiếng anh và yêu thích môi trường làm việc quốc tế có thể thử sức.

Bên cạnh môi trường thì vấn đề về mức lương cũng được các bạn rất quan tâm. Anh Chung cũng đã giới thiệu luôn về mức lương trung bình của UX Designer tại Việt Nam. Theo khảo sát của UXVN thì dải lương phổ biến nhất trong mảng UI/UX Design tại Việt Nam là từ 9 – 32 triệu, mức lương nhiều nhất là từ 9 – 17 triệu. Theo từng công ty khác nhau, mức lương cũng có sự thay đổi và theo kinh nghiệm cũng có sự khác biệt rõ rệt, nhưng nhìn chung thì khá cao. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Nghiên cứu về mức lương của UX tại Việt Nam để biết cách deal lương hợp lý nhé! 

mỗi chúng ta đều là một UX Designer
Theo anh Chung công ty/tập đoàn lớn là một môi trường lý tưởng cho tất cả chúng ta vì cơ chế lương tốt và có nhiều cơ hội phát triển.

Để trả lời câu hỏi lớn của buổi Zoom Talk: Tại sao mỗi chúng ta đều lại một UX Designer? anh Chung đã mang đến video của Don Norman – được coi là người khai sinh ra thuật ngữ UX. Theo ông, không phải thiết kế một web/app là UX Design mà tất cả mọi thứ. Khi bạn bàn giao giá trị mà mình nghĩ đến cho người tiếp nhận thì nó chính là UX và tất cả chúng ta đều đã từng làm một cái gì đó tương tự như vậy, nên mỗi chúng ta đều là một UX Designer. UX không chỉ ứng dụng trong việc phát triển digital mà áp dụng trong tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.

Hơn 3h đồng hồ, bằng cả sự tâm huyết của mình, diễn giả Nguyễn Vương Chung đã mang đến thật nhiều kiến thức bổ ích, ngoài sách vở về UX Design: từ môi trường việc đa dạng cho vị trí này, mức lương và lộ trình thăng tiến cho đến cách thức tìm mentor, tìm cộng động cùng đam mê để chia sẻ khó khăn, tìm tòi học hỏi đều được chia sẻ tất tần tật. 

Rất nhiều những lời cảm ơn đã được gửi về cho BTC nói chung và anh Chung nói riêng. Với Xuân Trường, buổi talk đã giúp bạn nhận ra mình còn nhiều nhầm lẫn về ngành UI-UX: “Rất bổ ích, tôi đã hiểu sai nhiều về UX Design trước khi nghe buổi talk này”. Hay như bạn Nguyễn Nhàn: “Cảm ơn FPT và anh Chung đã chia sẻ những thông tin rất bổ ích”. Bạn Thanh Hà gửi gắm: “Cảm ơn anh Chung và BTC nhiều ạ, em vẫn tỉnh đến giờ luôn vì thông tin rất hay và bổ ích ạ, mà đúng là bạn nào đã hiểu sơ về UX Design sẽ thấy hấp dẫn hơn ạ”. “Nghe chuyện UX không bao giờ oải” là chia sẻ của bạn Hoàng cũng như rất nhiều bạn UX Designer tương lai khác.

mỗi chúng ta đều là một UX Design
Những lời cảm ơn liên tục được các bạn tham dự gửi về cho BTC trên phần Zoom chat

FPT Arena cũng xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của tất cả các bạn. Chúng mình hứa hẹn sẽ quay trở lại với nhiều chủ đề hấp dẫn hơn nữa trong những số tiếp theo của series “Nói nhỏ, Nói to – Nhỏ to cùng chia sẻ”. Hẹn gặp lại các bạn trong buổi talk tiếp theo để cùng nhỏ, to nạp thật nhiều kiến thức bổ ích nhé!

“NÓI NHỎ, NÓI TO” là một chuỗi talkshow chia sẻ, lan tỏa kiến thức, tri thức kiến thức, tri thức về đa lĩnh vực, các kiến thức trong sách vở, trường lớp tới những trải nghiệm thực tế. Mỗi tuần sẽ có khoảng 03 talkshow được diễn ra theo chủ đề khác nhau được tổ chức từ nay đến tháng 11/2021.

Với mong muốn ai cũng được tiếp nhận kiến thức & tri thức trong mùa Covid, cùng được trải nghiệm học tập online dù đang ở bất kỳ nơi đâu, Viện đào tạo quốc tế FPT (FAI) cùng các cán bộ, giảng viên, các khách mời, cộng sự và các đối tác tổ chức một chuỗi talkshow với tên gọi NÓI NHỎ, NÓI TO – “Nhỏ – to cùng chia sẻ” để lan tỏa kiến thức, tri thức về nhiều lĩnh vực từ Mỹ thuật Đa phương tiện, Công nghệ thông tin tới Tiếp thị số, các kiến thức trong sách vở, trường lớp tới những trải nghiệm thực tế. 

Cùng tinh thần Sharing & Giving, dự án NÓI NHỎ, NÓI TO – “Nhỏ – to cùng chia sẻ” có mục tiêu lan tỏa giá trị về cả tri thức lẫn tinh thần tích cực tới 4.500 người & dành cho những ai muốn học hỏi thêm kỹ năng mới, tìm hiểu một lĩnh vực mới hay nâng cấp thêm kiến thức của bản thân để sẵn sàng cho công việc sau khi dịch bệnh đã qua đi.

Asset 1@2x

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh