Bất kể bạn chụp ảnh thế nào, và chế độ chụp nào bạn thích sử dụng nhất thì có một công cụ vẫn luôn được sử dụng – thiết bị đo sáng. Bằng cách nào đó, bạn hoặc máy ảnh của bạn phải biết được lượng ánh sáng trong cảnh chụp là bao nhiêu để quyết định sự kết hợp tốt ưu nhất cho khẩu độ (độ mở ống kính máy ảnh), tốc độ màn trập, và độ nhạy ISO để có được bức ảnh bạn muốn. Công cụ này dường như không phù hợp với những nhiếp ảnh gia mới vào nghề được gọi là thiết bị đo sáng.
Hiểu được những gì mà thiết bị đo sáng cho máy ảnh của bạn làm được và làm thế nào chúng hoạt động rất quan trọng để nâng cao tay nghề của bạn và giúp bạn chụp được những bức ảnh bạn thực sự muốn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng làm được điều ấy.
Một phép so sánh sẽ giúp bạn hiểu được thiết bị đo sáng
Trước khi đi sâu vào cuộc thảo luận làm thế nào thiết bị đo sáng hoạt động, hãy nghĩ về lần cuối bạn nướng thịt trên vỉ. Dù nó là một miếng steak, vài miếng sườn lợn, hay thậm chí một cặp hamburger – bạn chắc đã hì cuối cùng trông ra sao.
Đối với những “đầu bếp sân sau nhà” như tôi không quá giỏi việc này, chúng tôi phải sử dụng mộnh dung trong tâm trí sản phẩm nhiệt kế đo nhiệt độ của thịt để đảm bảo thức ăn đã được nấu chín. Luôn luôn có một câu hỏi là nên đặt nhiệt kế ở đâu để kiểm tra và quan sát xem miếng thịt đã chín chưa. Hoặc là, trong thuật ngữ nhiếp ảnh, kiểm tra xem miếng thịt đã đủ chín chưa giống như đã được “phơi sáng đủ chưa”. Bạn có thể chạm vào bề mặt, chọc xuyên qua phần giữa, hay cắm nhiệt kế vào nhiều chỗ quanh bữa tối của bạn để có được kết quả tổng quan tốt.
Mỗi phương pháp sẽ thích hợp cho mỗi trường hợp khác nhau, nhưng nó phụ thuộc tất cả vào bạn đang nấu cái gì và bạn muốn thức ăn cuối cùng có kết quả thế nào.
Thiết bị đo sáng máy ảnh của bạn hoạt động như thế nào?
Khi bạn hướng máy ảnh vào một khung cảnh bạn cũng cần một cách để đo ánh sáng nhận được để biết được mức độ ánh sáng nhận được là bao nhiêu và những thiết lập nào mà bạn (hay máy ảnh của bạn) cần để chụp được bức ảnh bạn muốn. Nó giống như đo nhiệt độ thức ăn của bạn với một cái nhiệt kế để đảm bảo nó được nấu chín.
Đa số những máy ảnh ngày nay sử dụng một tiến trình gọi là đo sáng TTL (TTL Metering), viết tắt của “through-the-lens” (xuyên qua ống kính). Nó có nghĩa máy ảnh của bạn kiểm tra độ sáng nhận được xuyên qua ống kính và ước lượng độ sáng của khung cảnh. Sau đó bạn, hay máy ảnh của bạn, có thể điều chỉnh những thiết lập để đảm bảo bức ảnh của bạn được phơi sáng như bạn muốn. Bạn có thể không để ý thiết bị đo sáng đang hoạt động hạy thậm chí không thấy nó đang có mặt trừ phi bạn chụp ảnh trong Manual Mode. Nhưng tin tôi đi, nó luôn luôn giám sát độ sáng dù bạn có biết nó đang hoạt động hay không.
Hãy xem thang đo sáng trong Manual Mode
Để xem được thiết bị đo sáng hoạt động, đưa máy ảnh của bạn về Manual Mode và tìm kiếm một dãy những dấu chấm hay các đường thẳng ở dưới đáy khung ngắm máy ảnh của bạn.
Dãy số dưới của bức ảnh ở trên là một ví dụ về một thiết bị đo sáng của máy ảnh, và mũi tam giác rất nhỏ hiển thị bức ảnh đã được phơi sáng đúng hay chưa. Trong trường hợp này, mũi tam giác đang ở số 0, nó có nghĩa bức ảnh bức ảnh không bị phơi sáng quá nhiều hay quá ít, nhưng thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập hay ISO sẽ khiến mũi tam giác di chuyển đi lên hay xuống tương ứng, và làm cho bức ảnh lúc thì tối quá hoặc sáng quá.
Máy ảnh đang đo độ sáng từ phần nào của khung cảnh?
Cái gì cũng có cái lợi và cái hại, đó chỉ là một phần của câu chuyện bời vì nó chưa giải thích được làm thế nào thiết bị đo độ sáng thực sự hoạt động. Có phải nó luôn nhận thấy hết các nguồn sáng hay chỉ là một phần trong số đó? Nó đang nhắm tới điểm nào trong khung hình khi đang đo sáng? Hiểu được những câu trả lời cho những câu hỏi này là chìa khóa để mở khóa sức mạnh của thiết bị đo sáng máy ảnh của bạn và tất cả những gì cần phải làm là hiểu được cách sử dụng các chế độ đo sáng.
Đo độ sáng
Đa số những máy ảnh ngày này có một vài cách cơ bản để đo độ sáng nhận được:
- Đo sáng Ma trận hay Tính toán (Matrix or Evaluative Metering) – Máy ảnh nhận ánh sáng ở toàn bộ khung hình và cân bằng nó (Nikon nhấn mạnh hơn vào khu vực mà ống kính lấy nét). Nikon gọi chức năng này Đo sáng Ma Trận (Matrix Metering), Canon gọi là Tính toán (Evaluative).
- Đo sáng Bình quân Trung tâm (Center-Weighted Average Metering) – nhận vào ánh sáng của toàn bộ khung cảnh và cân bằng nó, nhưng nhấn mạnh vào trung tâm của khung hình. Nikon và Canon đều gọi là Đo sáng Bình Quân Trung Tâm (Center-Weighted Average Metering).
- Đo sáng bán phần (Partial Metering) – chức năng này đo độ sáng chỉ ở một phần nhỏ của trung tâm khung hình (khoảng 8-12% của khung cảnh). Đây là một chế độ đo sáng của Canon, Nikon không có chức năng nào giống vậy.
- Đo sáng điểm (Spot Metering) – đo độ sáng chỉ ở một vùng nhỏ xung quanh điểm tự động lấy nét trung tâm (khoảng 1.5-3% của khung hình). Nikon và Canon đều gọi chức năng này là Đo sáng điểm (Spot Metering).
Những nhà sản xuất máy ảnh khác nhau có những tên gọi khác nhau cho những chế độ này, nhưng nói tóm lại cách thức mà máy ảnh đo độ sáng có thể gây ảnh hưởng lớn cho dù bức ảnh của bạn có được phơi sáng thích hợp hay chưa. Ví dụ, đây là 3 bức ảnh được chụp với những chế độ đo sáng khác nhau.
Bức hình 1: chụp với chế độ đo sáng Matrix (Nikon) hoặc Evaluative (Canon)
Bức hình 2: chụp với chế độ đo sáng Center-Weighted
Bức hình 3: chụp với chế độ đo sáng Spot
Reflective và Incident Metering
Có một khía cạnh khác của việc đo sáng ảnh hưởng khi thiết lập một kiểu chụp. Nó là về việc cách đo sáng TTL hoạt động ngược lại với thiết bị đo sáng chỉnh tay tay.
Tham khảo thêm:
- Hyperlapse là gì? Cách quay Hyperlapse trong nhiếp ảnh
- Timelapse – kỹ thuật nhiếp ảnh, quay phim được ưa chuộng
Reflective Metering
Cái đầu tiên, (một loại đo sáng được sử dụng trong DSLR), hoạt động bằng cách đo một lượng ánh sáng lớn xuyên qua ống kính. Nhưng vấn đề với điều này là nếu bạn không hướng máy ảnh của bạn trực tiếp tới nguồn sáng thì ánh sáng được đo sẽ vị bật ra khỏi chủ thể của bạn đầu tiên.
Tất cả mọi màu sắc chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh chúng ta đều có những sắc riêng và những giá trị âm điệu bằng việc hấp thụ mỗi màu sắc của ánh sáng ngoại trừ những màu phản lại chúng. Phần lớn chúng ta đã được học ở trường lớp, ánh sáng được tạo bởi dãy quang phổ bao gồm màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu lục, màu làm, màu chàm, và tím. Lá cây màu lục hấp thụ mọi màu sắc ngoại trừ sắc xanh lục. Một chiếc xe hơi màu đỏ hấp thụ mọi màu ngoại trừ màu đỏ, và vân vân.
Khi máy ảnh của bạn đo ánh sáng nhận được, nó sẽ tập trung vào lượng lớn ánh sáng bật ra khỏi đối tượng của bạn chứ không phải phần lớn ánh sáng hấp thụ vào đối tượng của bạn. Việc này có một mối liên hệ mật thiết và có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ phơi sáng của bạn. Trong tranh minh họa bên trên, đối tượng đang mặc quần áo hấp thụ đa số màu sắc của ánh sáng ngoại trừ màu xanh lam, có nghĩa vẫn có một lượng lớn ánh bật ra khỏi cậu ta và được gửi tới máy ảnh. Nhưng nếu đứa trẻ thay đổi quần áo thì mọi có thể tạo ra sự thay đổi lớn đấy.
Trong tranh minh họa trên, dù lượng ánh sáng hắt vào cậu bé không đổi, camera vẫn đọc được khung cảnh một cách khác bởi vì cậu ta đang mặt áo và quần màu tối. Camera sẽ nghĩ rằng nó cần phơi sáng hơn một chút để bù vào chỗ nó nghĩ ít sáng trên hình và tổng thể bức ảnh vì vậy sẽ bị phơi sáng quá đà.
Đây là ví dụ thực tế về cách nó hoạt động:
Nikon D7100, 200mm, f/2.8, 1/8000
Trong tấm ảnh trên, quá nhiều ánh sáng bị phản chiếu khỏi chiếc áo trắng của cô gái đến nỗi camera của tôi gặp khó khăn trong việc đo sáng một cách chính xác. Nhiều ánh sáng mặt trời bật ra khỏi áo và trở lại trực tiếp ngay camera nên máy ảnh tôi phản ứng lại bằng cách đóng màn trập rất nhanh và để ISO thấp để có thể chắc chắn rằng chiếc áo thun được phơi sáng vừa đủ. Không may là toàn bộ bức ảnh đã bị thiếu sáng.
Nikon D7100, 200mm, f/2.8, 1/1500
Đây là một vài giây sau ở cùng một vị trí với bức ảnh lúc nãy và tất cả những gì tôi làm là mặc cho cô bé một chiếc áo màu nâu. Với nhiều ánh sáng từ mặt trời được hấp thụ bởi màu tối của bộ đồ, camera của tôi đã tạo ra mức độ phơi sáng tươi hơn bằng cách sử dụng tốc màn trập chậm. Không nhiều ánh sáng thu lại bởi hệ thống đo sáng TTL nên máy ảnh của tôi nghĩ là nhiều ánh sáng hơn cần có để đạt được độ phơi sáng hoàn chỉnh.
Incident Metering
Hiện tượng này đặc biệt có thể gây phiền phức nếu bạn đang chụp ảnh một đám cưới; chú rể thì thường mặc áo vest tối màu trong khi cô dâu thường thường mặc máy trắng chói sáng, thứ thực sự có thể cản trở hệ thống đo sáng TTL của máy ảnh bạn. Giải pháp là dùng một thiết bị đo sáng chỉnh tay rời, như là Seko L-308S-U, thứ mà thực sự giúp bạn đo lượng ánh sáng ảnh hưởng lên vật thể.
Trong hình trên bạn có thể thấy thiết bị đo đang hiển thị rằng bạn cần giá trị khẩu độ f/16, tốc độ màn trập 1/125, và ISO 100 để có được một khung cảnh phơi sáng thích hợp. Những con số này có thể sẽ khác những gì mà hệ thống TTL của máy đo được bởi vì vài tia sáng sẽ luôn luôn bị hấp thụ bởi đối tượng, đó là lí do vì sao một hệ thống rời như vậy sẽ hữu dụng.
Đây là hình ảnh lược đồ lúc chụp sẽ ra sao nếu thiết lập bao gồm một thiết bị đo sáng rời.
Bạn sẽ thường thấy các nhiếp ảnh gia chụp hình cưới sử dụng một dụng cụ đo sáng như vầy để đọc được chính xác là độ sáng bao nhiêu đang ảnh hưởng lên đám cưới qua những tấm hình. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang sử dụng một hệ thống các đèn flash hoặc đèn tốc độ rời bởi vì chúng cần biết cần thêm lượng sáng bao nhiêu mà khung cảnh cần hoặc chịu được.
Khi chụp hình một đám cưới thì bình thường cô dâu mặc váy trắng sẽ phản chiếu một lượng lớn ánh sáng, và chú rể mặc vest dạ tiệc tối màu hấp thụ hầu như toàn bộ ánh sáng. Nó có thể gây khó khăn cho hệ thống đo sáng TTL, và thiết bị đo sáng ngoài trời là một cách tuyệt vời để xử lí vấn đề.
Tổng kết
Mục đích cuối cùng ở đây là hiểu được cách mà thiết bị đo sáng máy ảnh của bạn hoạt động. Bởi vì việc này sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh hệ thống phơi sáng để chụp được bức hình bạn muốn.
Tôi hi vọng bài viết này có ích trong việc giải thích cách thiết bị đo sáng hoạt động, cách ánh sáng bị phản chiếu khỏi vật thể và lý do tại sao camera của bạn có thể không thấy được cảnh vật bên ngoài như bạn thấy. Cuối cùng quan trọng là hãy nhớ rằng không cách nào chính xác để đo sáng. Bất cứ chế độ đo và phương pháp sẽ hiệu quả miễn là bạn biết bạn đang chụp gì và loại kết quả nào bạn đang cố gắng đạt được.
Biết được sự khác biệt giữa những chế độ và loại hình đo sáng và hiểu được cách ánh sáng được đo khi nó dội vào máy ảnh sẽ giúp bạn chụp được những tấm hình bạn muốn. Không có cái nào trong số những phương pháp này là tốt hơn hay tệ hơn những cái khác, nhưng từng cái có ưu điểm và điểm yếu riêng của nó. Bạn càng biết nhiều về cách tất cả những thứ này hoạt động bạn càng được trang bị tốt hơn để chụp được một cách chính xác nhất những tấm hình bạn mong muốn.
Theo Designs
Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Mỹ Thuật Đa Phương Tiện – https://arena.fpt.edu.vn