Bootstrap là gì? Hướng dẫn cài đặt Bootstrap cho người mới bắt đầu

Trong những năm gần đây, Bootstrap đã trở thành công cụ thiết yếu để các nhà quản trị Web tối ưu giao diện trang nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Vậy Bootstrap là gì? Người mới muốn cài đặt Bootstrap cần bắt đầu từ đâu, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Bootstrap là gì?
Bootstrap là gì? Hướng dẫn cài đặt Bootstrap cho người mới bắt đầu

Bootstrap là gì?

Bootstrap là một bộ công cụ mạnh mẽ – một tập hợp các công cụ HTML, CSS và JavaScript để tạo và xây dựng các trang web và ứng dụng web. Đây là một dự án mã nguồn mở và miễn phí, được tạo bởi Twitter và lưu trên được lưu trữ trên GitHub.

Bootstrap là gì?
Bootstrap là gì?

Cấu trúc và tính năng của Bootstrap là gì?

Cấu trúc Bootstrap khá đơn giản và dễ hiểu. Nó bao gồm các tệp được biên dịch trước cho phép sử dụng nhanh chóng trong bất kỳ dự án web nào. Bên cạnh các tệp CSS và JS được biên dịch và rút gọn, nó cũng bao gồm các phông chữ từ Glyphicons và chủ đề Bootstrap khởi động tùy chọn. Cấu trúc này có thể được kết hợp dễ dàng trong cấu trúc tệp của dự án của riêng bạn bằng cách chỉ bao gồm các tệp Bootstrap chính xác như khi chúng ra khỏi kho lưu trữ zip hoặc nếu nó phù hợp với dự án của bạn hơn, bạn có thể sắp xếp lại các tệp này và đặt chúng ở bất kỳ đâu bạn muốn. Chỉ cần đảm bảo rằng thư mục phông chữ Glyphicons ở cùng cấp với thư mục CSS.

Bootstrap là gì?
Cấu trúc và tính năng của Bootstrap là gì?

Tại sao nên dùng Bootstrap?

Có nhiều lý do khiến Bootstrap được ưa chuộng và đánh giá cao bởi người sử dụng trên toàn thế giới. Và một vài nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Bootstrap hoạt động trơn tru và ít xảy ra các lỗi phần mềm.
  • Bootstrap nhất quán hỗ trợ các bản sửa lỗi chính của tất cả các trình duyệt và khả năng tương thích CSS.
  • Bootstrap có kích thước tệp nhẹ và dễ dàng tùy chỉnh.
  • Bootstrap có plugin JavaScript sử dụng jQuery.
  • Bootstrap có nhiều giao diện, plugins WordPress phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người dùng. 
Bootstrap là gì?
Tại sao nên dùng Bootstrap?

3 file chính của Bootstrap

3 file chính của Bootstrap
3 file chính của Bootstrap

Bootstrap.CSS

Bootstrap.CSS là một framework phổ biến của Bootstrap cho phép người sử dụng có thể quản lý, thay đổi và tùy chỉnh giao diện, bố cục Website. Theo đó, Bootstrap.CSS sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức khi hỗ trợ tự động chỉnh sửa bố cục Website. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn phó mặc tất cả mọi thứ cho Bootstrap.CSS. Để thực hiện chuẩn, bạn vẫn cần giới thiệu các trang web đến file CSS và kiểm tra hoạt động của các hàm sau khi hoàn thành.  

Bootstrap.JS

Bootstrap.JS là một trong những cấu trúc quan trọng nhất của Bootstrap. Khi hoạt động, Bootstrap.JS sẽ giúp người sử dụng quản lý hoạt động của Website một cách dễ dàng hơn nhờ hệ thống file JavaScript khổng lồ. Cùng với đó, để tiết kiệm thời gian viết JavaScript, các nhà phát triển Web thường sử dụng ngôn ngữ jQuery. Và điều này hoàn toàn khả dụng với Bootstrap vì nó sở hữu hệ thống plugin jQuery cực lớn.

Glyphicons

Glyphicons là icons mà Bootstrap sử dụng trong giao diện Website. Icons nói chung và Glyphicons là những biểu tượng được kết nối chẽ với các tính năng, đường dẫn giúp người dùng có thể truy cập vào phần thông tin tìm kiếm, tham khảo. Bộ Glyphicons trong Bootstrap khá đầy đủ với các phiên bản mở khóa để bạn có thể tùy chọn sử dụng. Ngoài ra, để nâng cấp và sử dụng phiên bản hoàn chỉnh của Glyphicons, bạn có thể sử dụng các gói trả phí.

Cách cài đặt Bootstrap

Cách cài đặt Bootstrap
Cách cài đặt Bootstrap

Tải về từ trang Bootstrap

Cài đặt Bootstrap không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước chuẩn dưới đây:

  • Sử dụng JavaScript kết hợp với các CND.
  • Tải và cài đặt Bootstrap với các link trên Website chính thức của Bootstrap để tránh gặp nguy hiểm.
  • Đợi file Bootstrap tải về và giải nén.
  • Tạo các đường link trong thẻ Head và dẫn đến Bootstrap.CSS.
  • Thêm các thẻ tùy chọn để hoàn thiện cấu trúc.
  • Cài đặt plugin Bootstrap bằng thanh công cụ Sublime Text.
  • Cài đặt tương tự với Bootstrap Snippets.
  • Hoàn Thành và bắt đầu chạy thử.
  • Kiểm tra các sai sót và khắc phục.

Bootstrap từ CDN là gì?

CDN là viết tắt của Content Delivery Network tức là mạng phân phối nội dung. Theo đó, CDN bao gồm hệ thống máy chủ khổng lồ có nhiệm vụ lưu trữ và phân phối các nội dung tĩnh bên trong Website. Sử dụng Bootstrap CDN giúp nội dung phân phối qua hệ thống của nhà phân phối nội dung nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống máy chủ.

Hy vọng các thông tin chia sẻ về Bootstrap hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể truy cập Website FPT Arena để được giải đáp kịp thời. Và đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh