Hướng dẫn cách làm portfolio đơn giản cho người mới bắt đầu

Là một designer, bạn cần có portfolio dạng trang web cá nhân để giới thiệu các sản phẩm bạn đã thiết kế. Qua đó, bạn có thể giới thiệu bản thân với người xem (là những khách hàng tiềm năng, nhà tuyển dụng…). Vậy bạn đã biết cách làm portfolio chưa?

Mặc dù portfolio mang tính cá nhân nhưng luôn phải có mục đích, mục tiêu cụ thể. Chúng có thể bao gồm các gạch đầu dòng sau đây:

  • Bạn là một sinh viên thiết kế mới tốt nghiệp đang tìm kiếm công việc full-time đầu tiên.
  • Bạn đang mong muốn có một công việc thiết kế tự do và thu hút những khách hàng đầu tiên của mình.
  • Bạn chỉ đơn giản là muốn xây dựng một không gian để lưu lại những dự án thiết kế của bản thân.
  • Bạn muốn xây dựng portfolio chuyên nghiệp để thu hút lượng fan theo dõi.

Khi bắt đầu sự nghiệp, đừng quá áp lực về việc phải có portfolio hoàn hảo. Quan trọng nhất, đừng so sánh mình với những người khác. Bạn đang trên con đường của riêng bạn. Những người khác có thể đã ở một giai đoạn khác trong sự nghiệp của họ. Hãy tập trung vào bản thân và những gì bạn muốn đạt được.

Dưới đây là một số lời khuyên về cách làm portfolio có thể sẽ hữu ích với bạn.

Portfolio là bản tóm tắt giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng hoặc nhà tuyển dụng khi đi xin việc. 
Portfolio là bản tóm tắt giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng hoặc nhà tuyển dụng khi đi xin việc.

Lập kế hoạch trước rồi mới viết, sau cùng là thiết kế portfolio

Là một designer, việc “nhảy” vào thiết kế ngay lập tức là phản xạ tự nhiên. Sự phấn khích tăng dần lên khi bạn nghĩ về những ý tưởng thiết kế thú vị và portfolio của bạn sẽ trông như thế nào. Bạn cảm thấy “ngứa ngáy” muốn bắt tay vào thực hiện ngay.

Nhưng trong lần đầu tiên xây dựng portfolio, thì “thiết kế ngay” không phải là bước đầu tiên cần làm. Trước tiên, hãy viết ra mục đích cốt lõi của portfolio, thông tin bạn cần đưa vào để đạt được mục đích của mình và cách bạn muốn thể hiện chính xác câu chuyện của mình. Chỉ khi đó, bạn mới nên bắt đầu đào sâu vào các chi tiết thiết kế.

Nhanh chóng nghĩ thông điệp bạn muốn truyền tải qua portfolio. Sau đó sắp xếp những ý tưởng đó theo mức độ ưu tiên:

  • Mục tiêu của portfolio của bạn là gì?
  • Đối tượng bạn hướng đến là ai? Khách hàng tiềm năng, nhà tuyển dụng, người hâm mộ hay bản thân bạn? Liệt kê những thông tin phù hợp nhất mà những đối tượng này muốn biết về bạn.
  • Bạn là ai với tư cách một nhà thiết kế? Mọi người nên biết những thông tin gì về bạn? Mô tả bản thân và công việc bạn đang làm (hoặc muốn làm trong tương lai).
  • Những dự án, sản phẩm nào bạn muốn khoe trong portfolio? Sắp xếp chúng theo loại công việc, thời gian hoặc khoe những dự án ấn tượng nhất ở trên cùng.
  • Thông tin liên hệ của bạn.
Hãy gạch ra các thông tin cần thiết trước khi bắt tay vào thiết kế.
Hãy gạch ra các thông tin cần thiết trước khi bắt tay vào thiết kế.

Làm cho trang portfolio của bạn có trông gọn gàng, có thể đọc lướt và dễ tiếp cận

Sau khi bạn đến giai đoạn thiết kế, hãy đặt trải nghiệm của người xem lên hàng đầu. Trong quá trình tìm hiểu, có thể bạn đã thấy các trang web truyền cảm hứng hoặc các xu hướng thiết kế mà bạn muốn áp dụng cho portfolio. Nhưng hãy làm điều này một cách chừng mực. Portfolio tốt trước hết nên được sắp xếp khoa học và dễ đọc, không gây rối thị giác. Sau đây là một số quy tắc:

  1. Có thể đọc lướt để nắm bắt thông tin: hãy nhớ rằng một số khách truy cập chỉ lướt qua trang web của bạn. Hãy làm cho việc lướt đọc trở nên dễ dàng và đừng phức tạp hóa mọi thứ. Ngắn văn bản thành nhiều đoạn ngắn, thêm tiêu đề và hình ảnh minh họa, bao gồm các bản phác thảo thô, các hình ảnh thể hiện quy trình thiết kế của bạn
  2. Có các danh mục rõ ràng: Menu trang web của bạn nên bao gồm:
  • Công việc của bạn: Các mẫu thiết kế, dự án, báo giá
  • Giới thiệu bản thân: Nơi khách truy cập có thể đọc thêm về bạn, bạn đang làm gì, tham vọng trong tương lai, sở thích hoặc bất cứ điều gì thú vị về bạn.
  • Thông tin liên hệ: Một cách dễ dàng để tiếp cận bạn nếu khách hàng có nhu cầu làm việc cùng.
  • Homepage: Một liên kết dẫn đến trang chủ để người xem dễ dàng quay lại từ đầu.

3. Hình ảnh, phông chữ và màu sắc đơn giản: nếu muốn an toàn, hãy cài đặt kiểu chữ cơ bản với phông chữ hiển thị tốt trên bất kỳ trình duyệt nào.

4. Lưu ý trải nghiệm xem portfolio trên các thiết bị khác nhau: hãy nghĩ về cách mọi người truy cập portfolio của bạn. Ví dụ trên thiết bị di động, trên trình duyệt máy tính. Một đoạn văn độ dài hợp lý khi xem trên máy tính nhưng có thể quá dài và khó đọc trên thiết bị di động.

5. Bạn không cần logo cá nhân: Tất nhiên, nếu bạn là một designer tập trung và xây dựng thương hiệu, logo thì portfolio là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện kỹ năng của mình. Nhưng nếu bạn là một nhà thiết kế sản phẩm, UX hoặc nhà thiết kế web thì tốt hơn nên tập trung vào việc trình bày kỹ năng của mình trong portfolio.

6. Sử dụng trình tạo portfolio không cần phải code: Sau khi đã lên kế hoạch và viết nội dung, có rất nhiều trình tạo trang web để bạn lựa chọn. Hãy thử WordPress, Webflow, Squarespace, Cargo, Tumblr hoặc Dribbble Pro. Các trang này cho phép bạn chọn template có sẵn, kéo và thả hình ảnh, khoe ra các thiết kế của bạn rất nhanh mà không yêu cầu code.

Dễ nhìn là tiêu chí hàng đầu khi làm portfolio.
Dễ nhìn là tiêu chí hàng đầu khi làm portfolio.

Tập trung vào những dự án bạn thích nhất

Nếu bạn là một designer mới vào nghề, rất có thể bạn chưa có nhiều sản phẩm để khoe trong portfolio. Đừng lo lắng. Ai cũng đều có xuất phát điểm như vậy. Các dự án trên ghế nhà trường cũng có giá trị đấy. Nếu bạn tự hào về nó, đừng ngần ngại khoe ra.

Ngay cả đối với những người đã có nhiều sản phẩm, bạn chỉ nên đưa vào portfolio các dự án thiết kế thể hiện chính xác loại công việc mà bạn muốn tiếp tục thực hiện. Loạt bớt các dự án mà bạn không thích.

Chỉ vì bạn mới bắt đầu, không có nghĩa là nội dung bạn giới thiệu không có giá trị. Hãy luôn giữ sự tự tin.

Viết chi tiết về quá trình làm việc

Đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tối đa từng phần trong portfolio. Khách hàng muốn biết bạn tiếp cận vấn đề như thế nào. Bạn có thể thêm những thứ bạn yêu thích, những kinh nghiệm bạn rút ra sau khi thực hiện từng dự án và những gì bạn sẽ làm khác đi nếu được chỉnh sửa lại thiết kế.

Khoe ra những dự án bạn tâm đắc nhất ở vị trí dễ nhìn thấy đầu tiên nhất.
Khoe ra những dự án bạn tâm đắc nhất ở vị trí dễ nhìn thấy đầu tiên nhất.

Thu thập và sắp xếp lại công việc của bạn sớm nhất có thể

  • Sau khi hoàn thành một dự án, bạn sẽ muốn bắt tay ngay vào thực hiện dự án mới. Nhưng thời điểm tốt nhất để sắp xếp và viết về case study là ngay khi bạn hoàn thành nó và mọi thứ vẫn còn mới mẻ trong tâm trí của bạn. Nó sẽ giúp bạn tóm tắt lại những gì bạn đã làm được, ghi lại quá trình làm việc và phản ánh những gì bạn đã học được.
  • Luôn bắt đầu bằng việc viết: mục tiêu, vấn đề giả thuyết, quá trình thực hiện, giải pháp, kết luận của bạn, kiến thức bạn đã rút ra.
  • Trực quan hóa các chi tiết thiết kế bằng video hoặc slide hoặc hoạt ảnh ngắn (giữ sẵn các file thiết kế gốc). Chụp màn hình các tác phẩm đã hoàn thành trên các thiết bị khác nhau.
  • Sử dụng mục lưu trữ đám mây để lưu trữ tài liệu.
Hãy ghi chép lại thông tin càng sớm càng tốt, vì để lâu bạn sẽ quên đó. 
Hãy ghi chép lại thông tin càng sớm càng tốt, vì để lâu bạn sẽ quên đó.

Điểm mấu chốt: Hãy coi portfolio giống như “tài liệu sống” và đầu tư thời gian ngay sau khi bạn hoàn thành dự án mà bạn tâm đắc. Trong tương lai, bạn sẽ cảm ơn chính mình vì sự ghi chép này, vì bạn rất dễ quên các chi tiết mà bạn đã thực hiện từ rất lâu.

Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều khởi đầu từ những bước nhỏ. Chúng ta học hỏi và phát triển suốt quãng thời gian làm việc. Hãy áp dụng ngay những kiến thức về cách làm portfolio trong bài viết này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh