CMS là gì? Lý do CMS là điều bắt buộc phải có cho website

CMS là gì? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi mới làm việc với website. Vậy hãy cùng FPT Arena khám phá tất cả những điều bạn cần biết về hệ thống CMS qua bài viết này nhé.

CMS là gì?
CMS là gì?

Hệ thống CMS là gì?

Hệ thống CMS là gì? 
Hệ thống CMS là gì?

Trả lời cho câu hỏi hệ thống CMS là gì, CMS là tên viết tắt của Content Management System, dịch ra có nghĩa là hệ thống quản trị nội dung cho website. Hệ thống CMS được sinh ra với mục đích hỗ trợ công việc của người quản lý website được dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Chỉ với nó, bạn có thể quản lý và sắp xếp được toàn bộ nội dung website theo mục đích sử dụng của mình.

Những nội dung mà bạn có thể can thiệp chỉnh sửa, thêm hoặc xóa đi ở đây bao gồm ảnh, content, video, hay thậm chí là cả giao diện web. Ngoài ra, với một số hệ thống CMS, bạn còn có thể thêm hoặc bớt các tính năng trên website bằng cách cài đặt hoặc gỡ bỏ những gói tính năng hay còn được biết đến với tên gọi plugin. Tôi sẽ nói sâu hơn về Plugin ở phía dưới.

Các chức năng chính của hệ thống CMS 

Các tính năng cơ bản của hệ thống CMS
Các tính năng cơ bản của hệ thống CMS

Về cơ bản, hệ thống CMS sinh ra để phục mục đích quản lý nội dung website nên ngoại trừ các tính năng đặc biệt tùy vào nền tảng CMS bạn sử dụng thì các hệ thống CMS luôn có các chức năng như:

  1. Tạo và lưu nội dung: Có thể nói, CMS là gì, đây là hệ thống cho phép bạn có thể đưa những nội dung mong muốn lên trên website như là content, ảnh, video hay là mặt hàng mới (website bán hàng). Sau khi tạo xong thì những nội dung của bạn sẽ tồn tại mãi mãi với website của bạn cho đến khi bạn xóa chúng đi hoặc website của bạn có vấn đề. Ngoài ra bạn cũng có thể lưu nội dung ở dạng xuất bản hoặc dưới dạng bản nháp để tiện chỉnh sửa sau này.
  2. Chỉnh sửa nội dung: Chẳng may một ngày đẹp trời, bạn đăng tải nội dung lên web và chợt nhận ra những lỗi sai, đây chính là tính năng cứu cánh cho bạn. Ngoài ra bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng nó để update nội dung cho những bài viết đã lâu và thông tin thực sự đã lỗi thời. Thật tuyệt phải không nào!
  3. Hỗ trợ chia sẻ nội dung: Với tính năng này, những nội dung mà bạn đưa lên sẽ dễ dàng để tiếp cận với mọi người hơn thông qua việc chia sẻ lên nền tảng mạng xã hội hoặc các forum. Với một số nền tảng như CMS WordPress, bạn hoàn toàn có thể cài thêm plugin hỗ trợ cho việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn.
  4. Phân quyền và quản lý: Nếu bạn là 1 doanh nghiệp và có nhiều nhân sự thì đây là tính năng không thể bỏ qua. Với tính năng phân quyền bạn có thể thêm nhân sự vào quá trình phát triển nội dung, đồng thời giới hạn quyền hạn của họ với website. Còn tính năng quản lý sẽ giúp bạn biết được những gì đang có trên website, ai là người thêm vào v.v..

Tại sao bạn nên sử dụng hệ thống CMS?

Tại sao nên sử dụng CMS mà không phải là tự code
Tại sao nên sử dụng CMS mà không phải là tự code

Với những tiện ích tuyệt vời, hệ thống CMS là thứ nên bắt buộc có trong website của bạn. Vậy, lợi ích khi sử dụng hệ thống CMS là gì?

  • Dễ dàng quản lý nội dung website: Với giao diện trực quan, việc theo dõi số liệu của website như số lượng bài đăng, sản phẩm trở nên vô cùng đơn giản. Các số liệu khác như số lượt truy cập bài viết, số lượt chia sẻ cũng hiển thị ngay trong giao diện quản trị.
  • Có thể sử dụng mà không cần tới kiến thức lập trình: Thay vì phải làm việc với server và các dòng lệnh, việc của bạn bây giờ đơn giản là các thao tác trực quan với giao diện quản lý. Những việc còn lại cứ để cho hệ thống CMS lo.
  • Tối ưu chi phí nhân sự cho việc quản trị: Như đã nói ở trên thì việc không còn cần đến còn cần đến coder, chi phí sẽ giảm đi đáng kể đồng thời cũng tiết kiệm thời gian quản lý hơn.
  • Tối ưu chi phí cho online marketing: Việc có thể cập nhật thông tin dễ dàng và nhanh chóng trên website giúp nó trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu. Bạn có thể tiếp thị khách hàng bằng content và tạo ra những phễu thu email, số điện thoại với một chi phí thấp hơn nhiều so với việc chạy quảng cáo.

Cách hoạt động của hệ thống CMS

CMS vận hành ra sao?
CMS vận hành ra sao?

Về cơ bản, một trang web bạn nhìn thấy sẽ được tạo bởi 2 thành phần:

  • Front end là phần giao diện bên ngoài của trang, được xác lập để hiển thị cho người xem.
  • Back end là các dòng lệnh bên dưới để duy trì và quản lý phần front end phía trên.

Vậy khi không có hệ thống CMS thì bạn phải thao tác và lập trình cả 2 phần trên sau đó đưa lên phần server của website. Với CMS thì bạn sẽ không còn phải lập trình back, front end rồi lại thao tác với server nữa mà chỉ chỉnh sửa nội dung và đăng tải thông qua giao diện sử lý thôi.

Phân loại hệ thống CMS

Phân loại hệ thống CMS
Các loại CMS chính thường gặp

Hiện nay, hệ thống CMS được chia làm 3 loại chính đó là CMS open source, CMS tự code và CMS trả phí. Điểm khác biệt giữa loại hệ thống CMS là gì, cùng tìm hiểu kĩ hơn ngay sau đây.

1. CMS open source

Hay còn được gọi là hệ thống CMS mã nguồn mở. Đây là những hệ thống CMS thường được cung cấp miễn phí bởi các tập đoàn lớn, hiện đang chiếm phần lớn trong các hệ thống CMS được sử dụng. Ưu điểm của nó là được cung cấp miễn phí và rất dễ để có thể sử dụng. Ngay sau khi cài đặt lên server thì nó đã có đủ các tính năng cần dùng của một hệ thống CMS cơ bản như quản lý trang, quản lý bài viết, thẻ tag, trình soạn thảo,… Ngoài ra bạn cũng có thể thêm các tính năng khác bằng cách cài đặt thêm những gói tính năng được cung cấp từ chính nhà phát triển nền tảng hoặc là bên thứ 3.

Các mã nguồn mở hiện đang được cung cấp phổ biến có thể kể đến như WordPress, Joomla, Drupal, Magento… Giao diện và phương thức quản lý của các hệ thống này là tương đối giống nhau nên nếu quản trị viên có thể sử được 1 trong các hệ thống này thì rất dễ để làm quen với các hệ thống còn lại.

2. CMS tự code

CMS tự code là gì, như tên gọi, hệ thống CMS này được tạo nên từ đầu bằng những dòng lệnh. Nhược điểm của nó là rất mất thời gian và công sức, tuy nhiên điều đó lại cho phép bạn được lựa chọn tùy biến sâu về các tính năng cần thiết cho việc chỉnh sửa website của riêng mình. Tùy thuộc vào vào việc bạn nghiên cứu trải nghiệm người dùng đến đâu, hệ thống CMS của bạn có thể sẽ thân thiện với người dùng hoặc không. Nếu bạn muốn có cho mình một hệ thống CMS tự code, tôi khuyên bạn nên tham khảo những mẫu CMS của những đơn vị khác để có được cho mình một hệ thống tối ưu.

3. CMS trả phí

Đây là nền tảng CMS được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh dịch vụ về hệ thống CMS cung cấp. Với hệ thống CMS này việc bạn cần là chỉ là chả phí cho nhà cung cấp và sử dụng hệ thống. Mọi công việc như sửa lỗi và nâng cấp hệ thống sẽ do bên cung cấp làm. Thường thì những tính năng cơ bản là điều bạn sẽ luôn có trên hệ thống này. Bên cạnh đó, bạn sẽ có những tính năng đặc biệt khác do bên cung cấp thêm vào để hỗ trợ cho bạn tùy vào mục đích sử dụng website của bạn là gì. Với hệ thống CMS trả phí thì bug (lỗi hệ thống) gần như là rất ít khi xuất hiện và nếu có nó cũng sẽ ngay lập tức được fix bởi bên cung cấp dịch vụ.

Các CMS thông dụng hiện nay

Các CMS thông dụng hiện nay
Các loại CMS thông dụng thường hay được sử dụng

Rất nhiều hệ thống CMS trên thị trường ngày nay, dưới đây là các CMS thông dụng nhất được nhiều bên sử dụng cho website của họ.

1. Hệ thống CMS WordPress

Đầu tiên không thể không nhắc đến WordPress. CMS WordPress là gì? Đây là hệ thống CMS có số lượng người sử dụng lớn nhất hiện nay và vẫn đang tiếp tục tăng. Sử dụng MySQL và PHP là 2 thành phần được hỗ trợ trên tất cả các web host giúp cho WordPress có thể tương thích trên tất cả các web host hiện nay. Ngoài ra với sự phổ biến của WordPress, các đơn vị cung cấp hosting hiện còn cung cấp cả những web host được tối ưu riêng cho wordpress, giúp cho hệ thống website đạt được tốc độ tối ưu. Khởi đầu là hệ thống CMS thường được dùng cho blog, WordPress hiện nay có thể được dùng cho rất nhiều trang web thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với hệ thống theme đa dạng, WordPress hoàn toàn có thể sử dụng để làm một trang bán hàng, một trang báo, trang từ thiện cộng đồng… Ngoài kho theme của WordPress thì hiện tại cũng có rất nhiều đơn vị cung cấp những theme đẹp và được tối ưu hóa chuẩn SEO để giúp cho website của bạn có một vị trí cao trên Google.

Ngoài những tính năng vốn có, WordPress cho phép bạn có thể mở rộng thêm các tính năng qua các plugin. Mỗi plugin đều có thể dễ dàng thêm hoặc xóa bỏ tại giao diện quản lý. Với các plugin bạn hoàn toàn có thể tùy biến những tính năng riêng phù hợp với website của mình.

Các loại CMS thông dụng thường hay được sử dụng
Hệ thống CMS WordPress

Hiện nay với 1 cộng đồng sử dụng đông đảo, bạn hoàn toàn có thể tìm được sự hỗ trợ khi gặp phải lỗi trên những cộng đồng sử dụng WordPress trên mạng xã hội. Ngoài ra, WordPress vẫn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và cho ra những bản vá lỗi đều đặn để giúp cho người dùng có trải nghiệm tốt nhất.

Ngoài ưu điểm kể trên thì WordPress cũng có những nhược điểm như tốc độ tải trang sẽ bị chậm lại nếu bạn cài quá nhiều plugin, theme và plugin có thể bị lỗi khi cài đặt hay thường bị nhắm đến bởi các tin tặc. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng thì bạn hoàn toàn có thể tránh được các lỗi kể trên.

2. Hệ thống CMS Joomla

Giống như WordPress, Joomla cũng được viết bằng PHP và kết nối với MySQL nên nó có sự tương thích rất tốt với các web host. Tuy nhiên nếu Joomla khó sử dụng hơn so với WordPress và nó cũng không có quá nhiều theme và plugin. Dù vậy, nó cho phép người dùng quản lý những trang web phức tạp một cách tốt hơn. Joomla phù hợp với những website có nhiều người đăng ký thành viên.

Joomla có những đặc tính như: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ tải trang, lập chỉ mục cho website, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, blog, bản tin nhanh, diễn đàn, bình chọn, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Tựu chung lại, Joomla cho người dùng khả năng quản lý sâu rộng hơn đối với những website lớn còn wordpress lại phù hợp với những người không chuyên với những giao diện đơn giản dễ sử dụng. Nếu website của bạn là trang thương mại điện từ, trang cộng đồng, mạng xã hội… Joomla là sự lựa chọn tối ưu.

Các loại CMS thông dụng thường hay được sử dụng
CMS Joomla

3. Hệ thống CMS Drupal

Drupal CMS là gì? Đây là hệ thống CMS được viết bằng ngôn ngữ PHP, được sinh ra để hỗ trợ phát triển nền tảng thương mại điện tử và blog. Cũng là một mã nguồn mở linh hoạt, tuy nhiên Drupal không thực sự phù hợp với các doanh nghiệp cỡ nhỏ, nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ thì việc lựa chọn những mã nguồn như Joomla hay WordPress là sự lựa chọn hợp lý hơn. Tuy nhiên nếu bạn là một công ty lớn và cần cơ chế phân quyền hợp lý, khả năng tùy biến cao, độ bảo mật tốt, hệ thống web dễ dàng có thể nhận hỗ trợ khi cần,… thì Drupal là dành cho doanh nghiệp của bạn.

Sở dĩ nó có thể cho những khả năng vượt trội đến như vậy nhờ vào rất nhiều tính năng đặc biệt được thêm vào. Đầu tiên là Collaborative Book: Cho phép người dùng đóng góp nội dung và dữ liệu thông qua việc thiết lập một ứng dụng gọi là “Book”. Tiếp đến là việc tạo các Friendly URL với máy tìm kiếm (Google, Bing…) thông qua mod_rewite của Apache. Bên cạnh “Book”, Drupal còn xây dựng cả một hệ thống trợ giúp trên website để mọi sự hỗ trợ đến với người dùng một cách nhanh chóng.

Các CMS thông dụng hiện nay
Hệ thống CMS Drupal

Các nội dung được cá nhân hóa hoàn toàn theo những quy chuẩn được chính người dùng đặt ra. Cuối cùng, các module tìm kiếm được tích hợp sẵn sẽ giúp người dùng dễ dàng thấy được nội dung cần tìm mà ít bị gặp lỗi do module được tích hợp sẵn.Tuy nhiên, với những tính năng như vậy đòi hỏi bạn cần phải có đủ kiến thức lập trình web để không mất quá nhiều thời gian cho việc tạo lập website cho doanh nghiệp của mình.

4. Hệ thống CMS Magento

Là một mã nguồn mở được viết bằng PHP, Magento được sinh ra để hỗ trợ người dùng tạo lập một website e-commerce (thương mại điện tử) một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nền tảng này được phát triển từ 2007 và đang là một trong những mã nguồn phổ biến nhất trên Zend Framework hiện nay. Magento hiện tại đang có 2 phiên bản là Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí). Ngoài ra, CMS này còn có 2 nền tảng ít được sử dụng hơn là là Magento Professional Edition và Magento Go. Hiện nay Magento là nền tảng được sử dụng rất nhiều tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc,… Những lý do Magento được ưa chuộng đến vậy có thể kể đến như khả năng mở rộng linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Tiếp đến là nó miễn phí và cho người dùng một giao diện di động thân thiện.Tốc độ tải trang nhanh cũng là một điểm cộng vô cùng lớn cho các website thương mại điện từ trong mắt người dùng. Điểm mạnh cuối cùng là sự bảo mật. Magento cung cấp các tool bảo mật thông tin, bảo vệ dữ liệu PCI, CAPTCHA,… giúp kho hàng hóa trên site thương mại điện tử luôn được an toàn. Có thể nói, CMS Magento là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những cá nhân hay tổ chức đang tìm kiếm giải pháp cho việc kinh doanh online phải vừa đảm bảo dễ sử dụng lại có được sự bảo mật cao.

5. Hệ thống CMS Opencart

Các loại CMS thông dụng thường hay được sử dụng
Hệ thống CMS Opencart

Oppencart là một mã nguồn mở được lập trình bởi bởi ngôn ngữ lập trình PHP cùng mô hình MVC (L). Ngoài các điểm mạnh của một CMS hỗ trợ cho e-commerce,nó còn có tính năng đặc biệt Multishop, nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể tạo được nhiều Store trên website của mình. Ngoài ra, các tính năng bán hàng khác cũng được hỗ trợ một cách triệt để như mô hình tích điểm, mã giảm giá, chuyên mục quản lý sản phẩm,… Ngoài ra với công cụ Build theme, bạn có thể sắp xếp gian hàng tùy vào mục đích hay chiến dịch bán hàng. Tuy nhiên nó cũng không phải là toàn năng, những bất cập của Opencart có thể kể đến như Khi sử dụng vqmod rất dễ dính lỗi, các module còn chưa được linh hoạt hay những tính năng vẫn còn phải cập nhật trong thời gian dài để có thể hoàn thiện hơn.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều hệ thống CMS cũng rất mạnh như: Shopify, Xoops (PHP), Rainbow (ASP), PHP-Nuke (PHP), NukeViet (PHP), Mambo (PHP), …

Đâu là hệ thống CMS phổ biến nhất hiện nay?

Đâu là hệ thống CMS phổ biến nhất hiện nay?
Hệ thống CMS nào là “best choice” cho bạn?

Đếm đây chắc hẳn bạn đã nắm được CMS là gì và những thông tin cơ bản nhất về CMS. Nếu nhắc về hệ thống CMS tốt nhất, nhìn chung WordPress là ứng cử viên số một bởi sự thân thiện và những tính năng tuyệt với nó mang lại. Tuy còn vài hạn chế, những nếu biết tối ưu một cách khéo léo, bạn vẫn có thể có cho mình một trang web thực sự thân thiện với quản trị viên mà vẫn trông thật đẹp mắt và thật nhiều tiện ích người dùng.

Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định được rõ ràng loại trang web mà mình cần, cũng như có một lượng kiến thức lập trình vừa đủ, thì đừng ngại ngần thử những nền tảng CMS khác như Joomla, Drupal, Magento… bời những tối ưu của chúng cho từng loại trang web khác nhau thật sự rất tuyệt vời.

Đâu là hệ thống CMS phổ biến nhất hiện nay?
Tại sao bạn bắt buộc phải có hệ thống CMS

Tóm lại, CMS là hệ thống quản trị nội dung cho website rất quan trọng, nắm vai trò then chốt trong việc tạo lập và quản lý website. CMS giúp người quản trị không còn phụ thuộc vào coder hay phải có kiến thức lập trình nhất định nữa. Ngoài ra, sức mạnh trong việc hỗ trợ online marketing, cùng với khả năng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc khiến nó đã trở thành thứ thiết yếu với mọi website cũng như những người quản trị nội dung bài viết.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức CMS là gì, đủ để bắt đầu sử dụng hệ thống CMS vào quá trình quản trị website của mình. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào về lĩnh vực quản trị và thiết kế website, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua website: https://arena.fpt.edu.vn/ để được hỗ trợ nhanh nhất.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh