Font chữ Calligraphy là gì? Lưu ý khi sử dụng các font chữ Calligraphy

Chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần nhìn thấy những chữ cái uốn lượn với những đường cong đầy tính nghệ thuật trên các ấn phẩm truyền thông, sách báo… Chúng được gọi là các font chữ Calligraphy và đã là một phần của nền văn hóa từ Đông sang Tây. Vậy font chữ Calligraphy cụ thể là gì? Khi nào bạn nên sử dụng chúng trong thiết kế của mình? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Font chữ Calligraphy
Font chữ Calligraphy

Calligraphy là gì?

Calligraphy là một từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, được ghép bởi hai từ κάλλος – kallos và γραφή – graphẽ. Chúng có nghĩa là vẻ đẹp và văn bản, khi ghép lại có thể hiểu theo nghĩa là tạo nên vẻ đẹp cho văn bản bằng cách kết hợp những đường nét, hình ảnh một cách hợp lý. Trong tiếng Việt, chúng ta có một từ dùng để chỉ Calligraphy, đó chính là Thư Pháp. Do đó, font chữ Calligraphy có thể hiểu đơn giản là những font chữ thư pháp với điểm nhận biết rõ nhất là chúng đều có những đường nét uốn lượn bay bổng đẹp mắt.

Font chữ Calligraphy của phương Tây
Font chữ Calligraphy của phương Tây

Calligraphy trong văn hóa khác biệt hẳn với phong cách viết thông thường khi nó yêu cầu người viết phải sử dụng bút lông, do đó bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy những nét chữ thường lớn và nhỏ dần về phía cuối chữ. Tuy nhiên, tại các nước phương Tây, một phân nhánh của Calligraphy là Copperplate. Vẫn có điểm đặc trưng là các con chữ được viết được sử dụng rất nhiều kỹ năng nhằm định hình những đường nét uốn lượn. Tuy nhiên thay vì sử dụng bút lông, Copperplate lại sử dụng bút máy và viết theo lối chữ nghiêng, rất phổ biến trong thư viết tay.

Thư pháp chữ Hán của Nhật Bản
Thư pháp chữ Hán của Nhật Bản

Font chữ Calligraphy hiện đại ngày nay phổ biến nhất là các dạng chữ theo Copperplate với các đường nét thanh mảnh, tạo được cảm giác hiện đại nhưng vẫn rất lịch sự và nghệ thuật. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp được các những font chữ Calligraphy viết tay trên các thiệp cưới hay thậm trí trong cả các đám cưới. Chữ “Hỷ” được viết theo dạng font chữ Calligraphy luôn được dán khắp nơi trong đám cưới và tên cô dâu chú rể được sử dụng các font chữ Copperplate. Đây gần như được xem như luật bất thành văn của mọi đám cưới, cho thấy được sức ảnh hưởng của chữ thư pháp là rất lớn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các font chữ Calligraphy đã được Việt hóa và vô cùng đa dạng kiểu dáng cho các designer thỏa sức sử dụng.

Tìm hiểu thêm:

Lịch sử hình thành và phát triển của Calligraphy

Calligraphy có lịch sử hình thành và phát triển vô cùng lâu đời, xuyên suốt từ Đông sang Tây. Nó đóng vai trò như một phần của sự phát triển văn minh loài người, luôn luôn có quan hệ mật thiết với cuộc sống của chúng ta khiến cho Calligraphy luôn không ngừng phát triển chứ không hề bị quên lãng, đào thải.

Có nhiều bằng chứng nói về sự hình thành của các font chữ Calligraphy viết tay bắt đầu nguồn từ Phương Tây khi mà bộ chữ cái Latin ra đời tại Rome và những năm 600 trước công nguyên. Bạn có thể nhận thấy những đường nét của font chữ Calligraphy phương Tây cổ điển có nhiều nét thẳng đan xen với các nét cong, khác biệt khá nhiều so với những font chữ sau này. Những chữ cái Calligraphy thường được sử dụng để làm chữ cái đầu tiên của sách hoặc chương mới. Một trường hợp còn dành hẳn riêng 1 trang để cho chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng Calligraphy có sử dụng nhiều họa tiết, hình ảnh được trang trí một cách cầu kỳ.

Tính nghệ thuật của các font chữ Calligraphy là rất cao
Tính nghệ thuật của các font chữ Calligraphy là rất cao

Calligraphy của Phương Tây có rất nhiều quy định ngặt nghèo về khoảng cách của các con chữ và nhịp điệu giữa chúng. Các bố cục hình học cũng có những quy định và tiêu chuẩn riêng. Có một giai đoạn lịch sử, Calligraphy trở thành một trào lưu và có rất nhiều người theo học.

Tại phương Đông, Calligraphy được biểu hiện thông qua nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với hệ thống chữ Hán tượng hình. Việt cũng là một trong những nước có sử dụng Calligraphy chữ Hán. Trái ngược với phương Tây, Calligraphy phương Đông lại đặt nặng những tiêu chí về chất lượng giấy, mực, bút, độ đặc loãng của mực pha… Đây là những tiêu chí ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tác phẩm thư pháp sau khi hoàn thiện. Do đó, khi bạn theo dõi các phim cổ trang có đề cập đến các nội dung thư pháp, những người học chữ hầu hết đều là con nhà quan lại hoặc địa chủ bởi những yêu cầu về giấy, mực không phải ai thời đó cũng đáp ứng được.

Tuy nhiên, nói vậy không phải Calligraphy phương Đông chỉ đề cao nhưng yếu tố ngoại cảnh mà kỹ thuật của người viết cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lực nhấn buông của người viết, lực nghiêng của bút… cần phải được kiểm soát thật chặt chẽ mới có thể tạo thành một tác phẩm thư pháp thực thụ. Ngày này, thư pháp tại Việt Nam vẫn được duy trì tiêu biểu chính là văn hóa xin chữ đầu năm.

Lưu ý khi sử dụng các font chữ Calligraphy trong thiết kế

Font chữ Calligraphy trong thiết kế hiện đại
Font chữ Calligraphy trong thiết kế hiện đại

Font chữ Calligraphy là một trong những công cụ tuyệt vời để các Designer tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Rõ ràng là chúng ta không hề có bất cứ quy định nào trong việc sử dụng các font chữ Calligraphy, tất cả đều tùy thuộc vào sức sáng tạo của bạn. Tuy nhiên, dù có tính nghệ thuật cao, điều này lại khiến cho các font chữ Calligraphy viết tay khá khó đọc nếu sử dụng để viết một đoạn chữ dài. Vậy nên, bạn cần tránh sử dụng chúng khi muốn người dùng đọc hiểu nội dung nhanh và rõ ràng.

Ngoài ra, việc lạm dụng các font Calligraphy quá đà cũng là điều không nên bởi chúng có không phải lúc nào cũng phù hợp với ngữ cảnh của thiết kế. Với các thiết kế mang hơi hướng hiện đại nhiều, các font chữ tinh gọn trẻ trung vẫn sẽ là lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về font chữ Calligraphy. Đây là một trong những kiểu chữ lâu đời, rất đáng để thử cho các thiết kế mới, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng tùy theo ngữ cảnh. Nếu bạn đang quan tâm đến truyền thông đa phương tiện, hãy tham khảo ngay khóa học của FPT Arena.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh