Logo Project – Tutorial chia sẻ về cách thiết kế chữ Peace từ anh Trọng Chít

Bạn có tò mò về một quy trình cho ra lò một logo?  

Peace là một tác phẩm nằm trong dự án về những thông điệp tích cực mà anh Đoàn Phú Trọng (Trọng Chít) – cựu sinh viên FPT Arena – đang thực hiện. Anh Trọng cũng hứa là vẫn còn một số tác phẩm khác, từ từ anh sẽ show cho anh em xem. Cùng hóng nha!

1 1

Logo Peace – Made by Trọng Chít

*Từ đây, những chú thích về từng bước thực hiện logo này được trích nguyên văn từ chia sẻ của anh Trọng (có chỉnh sửa chút về icon và từ viết tắt)

1. Mình chọn Calligram là cách thể hiện thông điệp này

2 1Hiểu một cách đơn giản “Calligram là một bài thơ, một cụm từ hoặc một chữ được sắp xếp theo một thiết kế nhất định sao cho hình ảnh hóa được nội dung mà các bài thơ / cụm từ / chữ đó muốn truyền tải.”

Mình cũng đã làm khá nhiều tác phẩm cả về chữ, cả về logo theo style này. Để thực hiện một tác phẩm theo phong cách này không quá khó, tuy nhiên để làm được một tác phẩm thực sự tốt, vừa đảm bảo về thẩm mĩ, vừa dễ đọc và truyền tải rõ ràng thông điệp thì cần kinh nghiệm và sự quan sát tốt.

Nên nếu anh em nào muốn thực hiện các tác phẩm theo hướng này thì nên chọn lọc hình ảnh kỹ lưỡng, chọn góc có thể sắp chữ sao cho phù hợp. Và điều quan trọng cuối cùng là lựa chọn kiểu chữ để thể hiện đúng tinh thần của tác phẩm.

Những bước cụ thể để làm một tác phẩm ưng ý theo phong cách này mình sẽ trình bày ở các trang sau cho các anh em dễ hiểu.

2. Sau khi xác định được chữ và phong cách thể hiện, mình dành khá nhiều thời gian để research

3 1

Khi nhắc đến PEACE trong đầu mình hiện ra ngay hình ảnh bồ câu, vì đơn giản bồ câu là biểu tượng cho hòa bình.
Có một thực tế là đã có rất nhiều người làm chữ Peace này kết hợp với hình ảnh bồ câu rồi nên ý tưởng này hoàn toàn không phải mới.
Vậy làm thế nào để tác phẩm của mình có được sự thú vị và khác biệt với những tác phẩm của những nhà thiết kế, nghệ sĩ khác? Đó chính xác là những gì mình cần phải trả lời.

3. Phác thảo là bước mình thích nhất vì được thỏa sức vẽ

5 1

Anh em phác thảo càng nhiều càng tốt, như vậy chúng ta càng có nhiều sự so sánh và lựa chọn để tìm ra được phương án ưng ý nhất.
Và đây là một số những thử nghiệm của mình trong chữ Peace để anh em dễ hình dung.

4. Phác thảo xong mình bắt đầu tiến hành vẽ lại chữ

6 1

Quan sát mình nhận thấy chữ “P” có những nét có thể khớp với phần thân và cánh. Đường baseline của chữ mình vẽ theo đường cong chỗ bụng con bồ câu nhằm đảm bảo sự mềm mại. Phần kết chữ “e” được kéo dài thành phần mỏ và đầu tạo nên một tổng thể hài hòa, cân đối.

Lưu ý: Đây là công đoạn mất nhiều thời gian và quan trọng nhất. Để thông điệp dễ dàng được truyền tải, chữ nên được sắp xếp theo nguyên lý thị giác cơ bản sau: chữ được viết từ trái qua phải và từ trên xuống dưới ( cái này được ka HiepHD dạy hồi còn đi học ở FPT-ARENA )

5. Điều chỉnh lại màu sắc một chút cho tươi sáng hơn

7 1

6. Sau khi thiết kế xong có thể thêm một số chi tiết hoặc thông tin cho phù hợp với ý tưởng8 1

Trong trường hợp này mình sử dụng câu quote: “Peace comes from within do not seek it without” với bố cục bao quanh hình ảnh bồ câu để bổ trợ thêm ý nghĩa cho tác phẩm đồng thời tạo ra bố cục chính phụ thú vị hơn.

7. Ứng dụng lên một số vật phẩm

9 1

Tadaaa, cuối cùng cũng đã đến hồi kết. Cảm ơn những ai đã đọc đến đây và hẹn anh em ở những tập sau cháy hơn ❤

10 1

 

Về quy trình làm ra những logo chất như vậy, học ở đâu?

Tại kỳ I ở FPT Arena – Thiết kế 2D tĩnh, bạn sẽ được học quy trình chuẩn chỉnh để làm nên bộ nhận diện thương hiệu, trong đó có logo. Cụ thể bạn sẽ
  • Học các khái niệm thiết yếu của thiết kế đồ họa, nguyên lý thị giác, luật thiết kế, chuẩn thi công – sản xuất ứng dụng …(từ ấn phẩm truyền thông quảng cáo, xuất bản phẩm, bao bì hàng hóa … đến thiết kế hỗ trợ thương mại điện tử như banner, led poster, landing page …)
  • Thiết kế hình ảnh thương hiệu (logo, hình ảnh bổ trợ, ấn phẩm giao dịch văn phòng …)
Xem thông tin chi tiết về Kỳ I tại: https://arena.fpt.edu.vn/hoc-ky-1-thiet-ke-2d-tinh/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh