Motion Graphics là gì? 4 ứng dụng nổi bật của Motion Graphics

Motion Graphics là một trong những thuật ngữ khá “quen mặt” trong Digital Marketing nhờ những lợi ích tuyệt vời nó đem lại cho ngành. Vậy Motion Graphics thực sự là gì? Motion Graphics có những ứng dụng nổi bật nào, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Motion Graphics là gì?
Motion Graphics là gì? 4 ứng dụng nổi bật của Motion Graphics

Motion Graphics là gì?

Motion Graphics mới nghe tưởng như một thuật ngữ cao siêu và khó tiếp cận. Tuy nhiên, đây lại là một thuật ngữ vô cùng gần gũi và dễ hiểu trong Digital Marketing. Theo đó, Motion Graphics là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố là Chuyển động – Motion và Graphics – Đồ họa. Kết hợp hai yếu tố này chúng ta sẽ có được những hình ảnh đồ họa chuyển động nhịp nhàng vô cùng thu hút. Đó chính là Motion Graphics. Hiểu một cách rộng hơn, Motion Graphics trong Digital Marketing là xu hướng sử dụng các hình ảnh chuyển động, kết hợp với các từ ngữ ngắn gọn, xúc tích để tạo thành các videos có nội dung ý nghĩa trong quảng bá sản phẩm và thể hiện các thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Motion Graphics được tạo ra bằng các công cụ như: Adobe After Effect, Autodesk Combustion, Apple Motion/ Shake, Apple Quartz Composer, Adobe Flash, Powerpoint…Motion Graphics cũng giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn so với các đoạn text dài ngàn từ hay những hình ảnh tẻ nhạt thiếu sức sống. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của hình ảnh, text hay video định dạng thông thường. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong các chiến dịch Digital Marketing, bạn nên sử dụng hợp lý và kết hợp hài hòa tất cả những yếu tố trên để đạt hiệu quả cao nhất.

Motion Graphics là gì?
Motion Graphics là gì?
Motion Graphics là gì?
Motion Graphics Template

Ưu – nhược điểm của Motion Graphics

Ưu điểm

Nhờ kết hợp trọn vẹn các điểm vượt trội của hình ảnh và text, Motion Graphics trở thành hình thức mỹ thuật đa phương tiện được ưa chuộng nhất. Và không phải ngẫu nhiên mà hình thức đồ họa này được yêu thích đến vậy, tất cả đến từ ưu điểm tuyệt vời như sau:

  • Tạo ra các ấn phẩm ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng.
  • Kết hợp hảo giữa các yếu tố hình ảnh, âm thanh, text để đem đến cho người xem sản phẩm mới mẻ hấp dẫn nhất.
  • Dễ dàng níu giữ người xem đến những khoảnh khắc cuối cùng Motion Graphics so với các videos hay TVC thời lượng dài. 
  • Có sẵn nhiều Motion graphics templates đẹp, thu hút trên Internet giúp bất cứ ai không chuyên cũng có thể thực hiện.
  • Tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc đầu tư các buổi chụp hình, quay videos,…
  • Dễ dàng bắt trend, cập nhật xu hướng để tiếp cận đông đảo khách hàng hơn.
  • Ổn định và không hay bị gián đoạn như các videos có thời lượng dài.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời cho ngành quảng cáo nói riêng và hầu hết các lĩnh vực trong thời đại công nghệ 4.0, Motion Graphics vẫn tồn tại một số nhược điểm nho nhỏ như sau:

  • Cần sử dụng nhiều công cụ phức tạp như Adobe After Effect, Autodesk Combustion, Apple Motion/ Shake,… để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Yêu cầu nhiều thời gian trau chuốt tỉ mỉ để thành phẩm có những chuyển động êm ái, nhịp nhàng nhất có thể.
  • Cần nhiều chi phí hơn cho việc đầu tư đội ngũ Designer so với các phương pháp khác

Top 4 ứng dụng nổi bật nhất của motion Graphics

Motion Graphics có nhiều công dụng tuyệt vời và hỗ trợ cho các hoạt động Digital Marketing. Ngoài ra, nhắc đến Motion Graphics, chắc chắn không thể bỏ qua top 4 ứng dụng nổi bật như sau:

Top 4 ứng dụng nổi bật nhất của motion Graphics
Top 4 ứng dụng nổi bật nhất của motion Graphics

1. Kể chuyện/ Hoạt hình

Kể chuyện, hoạt hình là một trong những hình thức truyền tải thông tin, thông điệp cực hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, các bộ phim hoạt hình hiện nay không chỉ mang tính chất giải trí, mua vui cho các em nhỏ mà còn có tác dụng vô cùng lớn trong việc truyền tải những ý nghĩa nhân văn, những thông điệp cuộc sống. Tuy nhiên, phim hoạt hình truyền thống lại dễ gây nhàm chán bởi nhiều nguyên nhân như nét vẽ, hình ảnh lặp lại; lời thoại, câu chữ dài dòng; màu sắc nhàm chán;… Và Motion Graphics ra đời như một làn gió mới cho thị trường hoạt hình đang gặp nhiều thách thức. Chính những nét vẽ thông minh, trẻ trung; sự kết hợp màu sắc độc đáo cùng sự tối giản, chắt lọc trong ngôn từ đã tạo nên những ấn phẩm Motion Graphics thu hút sự chú ý của người xem hơn. Một ví dụ đỉnh cao về việc sử dụng Motion Graphics trong làm phim hoạt hình đạt hiệu quả là cơn sốt “Draw my life” đình đám trên Youtube trong một vài năm gần đây. Chinh nét vẽ dí dỏm, nội dung hấp dẫn và hình thức thể hiện sáng tạo đã giúp các Youtuber, Vlogger dễ dàng bày tỏ những câu chuyện, những thông điệp, nỗi đau,… của mình hơn những video ngồi kể chuyện dài cả chục phút trước máy quay.

2. Giải thích khái niệm/ Thuyết trình

Nhắc đến các ứng dụng của Motion Graphics mà bỏ qua giải thích khái niệm/thuyết trình thì quả là một thiếu sót. Khái niệm là căn cứ để giải thích, làm rõ các thuật ngữ khó với người đọc nên dù khái niệm rắc rối đến đâu chúng ta phải cũng phải truyền đạt đầy đủ và trọn vẹn. Theo đó, để khái niệm dễ hiểu hơn, chúng ta không thể thay đổi câu từ mà chỉ có thể thay đổi phương pháp truyền tải. Và Motion Graphics chính là phương pháp truyền tải hữu hiệu bạn không thể bỏ qua. Cụ thể, các khái niệm dù phức tạp đến đâu khi được hỗ trợ các Graphics trực quan cùng câu từ ngắn gọn sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. Nói như vậy bởi sự thay đổi linh hoạt trong chuyển động Motion Graphics sẽ giúp người xem hình dung rõ ràng hơn về những tầng nghĩa ẩn chứa bên trong khái niệm. Không những vậy, Motion Graphics còn tạo ra những hiệu quả tích cực khi sử dụng trong các bài thuyết trình bởi nó vừa giúp bạn cô đọng thông tin lại vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với việc sử dụng các video dài không hồi kết.

3. Xây dựng thương hiệu

Motion Graphics là sự thay thế hoàn hảo dành cho những Banner, Poster đơn thuần ngoài kia. Tuy vậy, nhiều người vẫn e ngại rằng liệu những chuyển động đồ họa hấp dẫn kia có làm mất đi sự thanh lịch, nhẹ nhàng đặc trưng của thương hiệu hay không. Câu trả lời là không. Nếu định hướng doanh nghiệp của bạn là cung cấp các sản phẩm có tính chất thanh lịch và tinh tế thì bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng Motion Graphics với các chuyển động tĩnh hơn, chậm rãi hơn. Và chính sự mới mẻ này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp bạn hơn là những thứ tấm ảnh Photoshop kỹ càng hay những Banner đậm chất “2010”. Cùng với đó, các chuyển động độc đáo của Motion Graphics đôi khi là lý do níu giữ khách hàng theo dõi sản phẩm, thông tin của bạn nhiều hơn. Từ đó, tỉ lệ Click và chuyển đổi của doanh nghiệp bạn sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí vượt xa khỏi mong đợi gấp nhiều lần.

4. Giới thiệu sản phẩm

Sản phẩm có độc đáo, hấp dẫn đến đâu mà phương pháp truyền tải, giới thiệu không hấp dẫn thì rất khó để tiếp cận khách hàng. Thấu hiểu điều này, các Designer đã vận dụng cực thông minh và sáng tạo Motion Graphics trong giới thiệu sản phẩm. Và phương pháp mới mẻ này đã đem đến lợi ích bất ngờ nhờ đánh trúng tâm lý tò mò, hiếu kỳ của khách hàng. Đầu xuôi đuôi lọt, đánh trúng tâm lý khách hàng là bạn đã có những bước khởi đầu vững chắc trong việc giới thiệu và đem sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Theo đó, nếu bạn tận dụng hiệu quả Motion Graphics trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm thì bạn gần như nắm đến 50% cơ hội chiến thắng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa bạn sẽ phó mặc hoàn toàn mọi thứ cho đội thiết kế và bỏ qua ý tưởng, sản phẩm,… Hãy kết hợp hài hòa tất cả các yếu tố để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vì sao Animation và Motion Graphics hay bị nhầm lẫn?

Vì sao Animation và Motion Graphics hay bị nhầm lẫn?
Animation

Để hiểu tại sao Motion Graphics và Animation hay bị nhầm lẫn, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cả hai. Cụ thể như sau:

  • Motion Graphics là việc tạo chuyển động đơn thuần cho các hình ảnh đồ họa khác nhau nhằm minh họa, giải thích, hoặc làm rõ các khái niệm nhất định. Và chuyển động chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên Motion Graphics cũng như sự khác biệt giữa Motion Graphics và các loại hình khác.
  • Animation là việc tạo chuyển động cho các hình ảnh đồ họa nhưng dựa trên nhân vật và cốt truyện nhất định. Theo đó, câu chuyện và thông điệp Animation truyền tải rõ ràng, gần gũi và sâu sắc hơn so với Motion Graphics. 

Với các phân tích trên, chúng ta hiểu sự khác biệt cơ bản nhất giữa Motion Graphics và Animation. Theo đó, hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn bởi chúng đều mô phỏng chuyển động đồ họa với các nét vẽ hiện đại hơn so với các thể loại hoạt hình, đồ họa truyền thống. Mỗi loại hình trên sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định và đem đến những hiệu quả riêng cho người sử dụng. Và căn cứ theo mục đích cũng như ý đồ, bạn có thể lựa chọn những loại hình khác nhau để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. 

Vì sao Animation và Motion Graphics hay bị nhầm lẫn?
Animation movie

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Motion Graphics. Tuy nhiên, đây chỉ là những khái niệm hết sức căn bản nên chỉ có thể giúp bạn có những hình dung ban đầu chứ chưa thể vận dụng trên thực tế. Theo dõi website FPT Arena để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về thiết kế đồ họa

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh