Schematic design là gì? Sự khác biệt giữa Schematic design và Schematic development

Nếu bạn đang có ý định biến ước mơ của mình thành hiện thực thì trước hết bạn cần xây dựng được ý tưởng và biến nó trở thành 1 bản thiết kế. Giai đoạn này được các kiến trúc sư gọi là Schematic design. Vậy các bạn đã biết Schematic design là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

1. Schematic design là gì? 

Schematic design theo như từ điển Anh – Việt được tạm dịch là thiết kế sơ đồ.

Schematic design là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thiết kế. Quá trình này luôn đặt mục tiêu là tạo ra những bản thiết kế dự án hoàn chỉnh. Quá trình bao gồm mọi vấn đề từ vật liệu, kỹ thuật, thiết bị, không gian và hệ thống cụ thể của dự án. Vào giai đoạn cuối của thiết kế  được gọi là quá trình lập hồ sơ xây dựng. Mọi vấn đề liên quan đến thiết kế và kết cấu đều được lên kế hoạch một cách cụ thể.

Định nghĩa về Schematic design là gì? 
Định nghĩa về Schematic design là gì?

Schematic design là giai đoạn đầu tiên trong quá trình này. Thường thì giai đoạn này được diễn ra ngay khi dự án bắt đầu. Hầu như các dự án đều được bắt đầu khi chủ sở hữu muốn giữ lại các dịch vụ mà người quản lý nắm giữ. Người quản lý bắt đầu nó bằng cách tiến hành đánh giá mức độ khả thi của dự án để có thể xác định mức độ tồn tại của nó. Nói một cách dễ hiểu thì, khi một dự án được đánh giá là có khả thi thì các kiến trúc sự sẽ bắt đầu phác thảo và thiết kế sơ đồ.

➡️➡️➡️Xem thêm thông tin: Photography và những phong cách nhiếp ảnh

2. Sự khác biệt giữa Schematic design và Schematic development

Schematic development là giai đoạn thứ 3 trong cả một dự án. Giai đoạn này, các kiến trúc sư sẽ chỉnh sửa bản vẽ mà họ đã thống nhất với khách hàng trong quá trình thiết kế sơ đồ.

Ví dụ như: Phần tường, độ cao của nội thất, sơ đồ trần phản chiếu hay một số chi tiết khác như cửa ra vào, cửa sổ và các đồ đạc trong nhà.

Ước tính chi phí có thể xảy ra trong quá trình phát triển bản thiết kế. Khách hàng có thể tham gia vào các giai đoạn này và khi kết thúc dự án sẽ có một ý tưởng rõ ràng về việc căn nhà của họ sẽ như thế nào cả bên trong lẫn bên ngoài và cả chiều sâu.

3. Mục tiêu của việc thiết kế sơ đồ là gì?

Mục tiêu của giai đoạn Schematic design này là giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế tổng thể của dự án. Các dự án xây dựng đều được bắt đầu từ ý tưởng. Thường thì chủ sở hữu sẽ lên một ý tưởng cho dự án mà họ muốn xây dựng. Sau đó chuyển đổi từ những ý tưởng đơn giản sang khái niệm thiết kế thực tế và mang tính khả thi để dẫn đến quá trình thiết kế sơ đồ.

Vào những giai đoạn cuối của quá trình thiết kế sơ đồ, có 2 khía cạnh chính mà thiết kế sơ đồ không được bỏ qua đó chính là:

Mục tiêu thiết kế sơ đồ

  • Đầu tiên phải nói đến quy mô của dự án. Ở giai đoạn này, chủ sở hữu và các kiến trúc sư sẽ trao đổi với nhau để hoàn thành mục tiêu và mang đến một kết quả cuối cùng đúng với hình dung của chủ nhà.
  • Tiếp theo đó là kiến trúc sư sẽ mang đến một bản vẽ tiềm năng nhất đến cho khách hàng trước khi hoàn thiện. Những bản vẽ này rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng của dự án. Nói một cách khác đó là mỗi một thiết kế đều sẽ sử dụng những địa điểm và không gian sẵn có theo những cách khác nhau. Chính vì thế nó nhất định sẽ có tác động không nhỏ đến quy mô của dự án. Sau khi sơ đồ cuối cùng được hoàn thành thì trong tương lai quy mô của dự án cần được xác định.

4. Quy trình thiết kế sơ đồ

Sau khi đã hiểu rõ thuật ngữ Schematic design là gì? Chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bạc các thông tin liên quan đến quá trình thiết kế sơ đồ của một dự án.

Tổng quan về mục tiêu của thiết kế sơ đồ đó là khách hàng có trong tay bản thiết kế mà họ mong muốn, nhưng rất tiếc đây không phải là một cuộc hành trình dễ dàng từ A đến B. Mà đây là một trong những quá trình hợp tác mà trong đó có khách hàng là người tham gia. Đầu tiên, các kiến trúc sư sẽ đưa ra các phương án khả thi nhất cho căn nhà của bạn, dựa vào giai đoạn lập chiến lược.

Quy trình thiết kế sơ đồ 
Quy trình thiết kế sơ đồ

Khách hàng đánh giá điều này bằng cách chọn ra một thiết kế để tiếp tục hoặc yêu cầu các phương án khác để đáp ứng nhu cầu của gia đình họ. Ngay cả khi các kiến trúc sư và khách hàng đã quyết định bản thiết kế cơ bản. Rất có thể các ý tưởng sẽ được lặp đi lặp lại một số lần khi bản thiết kế được hoàn thành.

Chung quy lại là thiết kế sơ đồ là quá trình qua lại với vô số các thương lượng khác nhau. Điều này cũng rất có thể càng ngày càng trở nên khó khăn. Ví dụ như khách hàng muốn thay đổi ý tưởng thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu ưu tiên của họ hoặc có một kiến trúc sư không đồng tình và muốn từ chối ý kiến của khách hàng. Nhưng nếu kiến trúc sư và khách hàng mà có sự kết hợp nhịp nhàng và ăn ý thì hiệu quả mang lại lại rất cao. Một bản thiết kế sơ đồ sau khi hoàn thiện có thể sẽ là một sáng tác đầy thú vị của dự án.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về Schematic design. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình thiết kế sơ đồ. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học chuyên sâu về Schematic design thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học nhanh nhất nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh