Có đôi khi, ngay cả người trong nghề vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Mỹ thuật và Thiết kế. Bạn có dám chắc rằng bạn đang đi đúng đường và không mông lung giữa hai khái niệm trên?
1. Có một ranh giới giữa “Mỹ thuật” và “Thiết kế”
Đúng vậy, mỹ thuật và thiết kế là hai trường phái hoàn toàn khác nhau. Bản chất khác nhau, cách thức làm việc khác nhau và cả đối tượng thưởng thức cũng chẳng hề giống nhau. Vậy mà với đa phần các bạn trẻ hiện nay lại đánh đồng và gộp chung giữa mỹ thuật và thiết kế.
Mỹ thuật – “Art” hay người nghệ sĩ còn gọi là một Artist thường sẽ có xu hướng dùng cả cơ thể để họa nên tác phẩm. Công việc hàng ngày của họ là đứng trước khung vẽ, suy nghĩ và thực hiện ngay khi mạch suy nghĩ đó vừa chạy qua. Suy nghĩ của họ mang hơi hướng trần tục, hoang dại, thổi vào tác phẩm “hơi thở” để linh hồn trong tác phẩm như được sống dậy. Có thể nói, tác phẩm ấy khi hoàn thành phải đạt đến đỉnh cao của sự siêu thực.
Ta có thể lấy ví dụ điển hình như bức chân dung, phong cảnh, hay lớn hơn là sự phẫn nộ trong bức ảnh Guernica của Picasso, sự bao la trong Running Fence của Chirsto,…
3D Artist cũng được xem là một phần trong phạm trù của Art. Khác ở chỗ những tác phẩm của họ đều được thể hiện thông qua màn hình máy tính trong khi những người artist có thể sáng tạo và trình bày tác phẩm của họ ở bất cứ đâu (trang giấy, đất sét,…).
Thiết kế – “Design” hay người thiết kế còn gọi là một Designer, họ cũng bắt đầu với vùng làm việc trống – đầu óc “trống rỗng”, thả lỏng cảm xúc để “tìm kiếm” một nguồn ý tưởng vụt lóe qua. Và khi đã bắt được mạch ý tưởng, ho đem đi “xào nấu” với các loại gia vị như văn bản, hình ảnh, màu sắc,..để tạo ra được sản phẩm của mình.
Designer sẽ có 2 trách nhiệm chính là tư vấn cho khách hàng những xu hướng thiết kế hoặc làm theo đúng những gì mà khách hàng yêu cầu.
Nhìn chung, cả artist và designer đều có một điểm chung là hoạt động vì nghệ thuật. Tất cả họ đều phải đam mê, yêu thích và muốn được đặt chân vào thế giới “siêu tưởng” này. Chỉ là khi “sống” ở thế giới 2D hay 3D, mỗi một người designer hay artist sẽ có cách xây dựng và cảm nhận vật thể theo một cách khác nhau.
Nếu là một người designer sống trong thế giới 2D, họ sẽ để ý đến cách sắp đặt, bố cục để tôn lên giá trị của chủ thể. Trong khi người Artist khi sống trong thế giới 3D thì lại khác. Họ không xây dựng chủ thể theo cách của designer mà họ sẽ tuân theo các góc nhìn mỹ thuật, từ chất liệu, độ tương phản, độ bóng cho đến từng chi tiết nhỏ cũng phải “siêu thật hóa”.
2. FPT Arena Multimedia và nấc thang trở thành nhà thiết kế, artist chuyên nghiệp
Có rất nhiều người không phân biệt được đâu là mỹ thuật và đâu là thiết kế. Điều này dẫn đến xu hướng họ sẽ đi ở ngay giữa lằn ranh của hai phạm trù này. Vậy tôi hỏi bạn, ở giữa lằn ranh ấy, bạn sẽ gom nhặt được những gì? Hay đó chỉ là những kiến thức “nửa nạc nửa mỡ” và bạn càng đi chỉ càng khiến bạn thêm lạc lối?
Nên nhớ, nếu muốn trở nên chuyên nghiệp, hoặc là cả hai phạm trù bạn đều phải thật giỏi, hoặc là bạn phải đi thật sâu vào một trong hai phạm trù trên.
Vậy, bạn có đang tìm kiếm một lối đi rõ ràng cho tương lai của chính bạn? Hãy đến với FPT Arena Multimedia – Trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện đầu tiên tại Việt Nam. FPT Arena Multimedia là sự hợp tác giữa Tổ chức Giáo dục FPT và tập đoàn Aptech Ấn Độ. Với giáo trình 100% từ Ấn Độ, bạn sẽ yên tâm bắt kịp kiến thức theo quy trình “Step-by-step” – học từ vi mô đến vĩ mô và không lo bản thân bị “lạc hướng”.
2.1 Quy trình học rõ ràng theo từng giai đoạn
Với 4 học kì trải dài trong 2 năm, bạn sẽ được trang bị kiến thức cần có của một nhà thiết kế cho đến một 3D Artist chuyên nghiệp. Với giáo trình được phân chia rõ ràng từ đơn giản đến phức tạp, bạn sẽ không còn lo ngại rằng “liệu kiến thức mà mình vừa học đã đủ hay chưa?”.
Một nhà thiết kế hay một nhà mỹ thuật họ cần hội tụ những yếu tố gì, những phần mềm nào là cần thiết để phục vụ cho công việc sẽ được truyền giảng lại cho bạn một cách chi tiết và cụ thể.
Trải qua quá trình học từng bước và chi tiết, bạn sẽ được trải nghiệm bản thân ở vai trò là một nhà thiết kế, tiếp đến là “thả lỏng” cơ thể với tư cách là một 3D Artist. Đến lúc này, khi bản thân đã nhận thức đúng đắn về mỹ thuật và thiết kế, bạn mới có thể quyết định được đâu là mục tiêu mà bạn nên lựa chọn.
2.2 FPT Arena Multimedia – đưa bạn cơ hội để tìm được giá trị của bản thân
Khi học tập tại FPT Arena Multimdia, bạn sẽ được tham gia các cuộc thi bổ ích như “Đã là FAIer, đừng bơ Clipsub”, “Giấc mơ Mỹ”,… mà FPT Arena Multimedia tổ chức. Đây được xem là nơi để các bạn được thể hiện những gì mình có, những gì mình đã học được và chứng minh cho mọi người thấy bạn hoàn toàn xứng đáng với vị trí đó.
Đặc biệt hơn, khi thử sức tại các cuộc thi nhỏ, bạn sẽ tìm thấy nguồn động lực để chinh chiến với các cuộc thi lớn và có cơ hội vươn ra quốc tế.
Vì FPT Arena Multimedia quan niệm rằng khi các bạn đối diện với áp lực, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt thì các bạn mới có thể “thoát xác” và thể hiện được hết giá trị của bạn. Thử nghĩ mà xem, sau mỗi lần bước ra từ một cuộc thi nào đó, nếu bạn không may mắn nhận được giải thưởng thì bạn cũng đã đem về cho mình kha khá những kinh nghiệm quý giá.
Và chắc chắn những cuộc thi này sẽ là những “tấm vé quyền lực” đưa bạn đến gần hơn với những cơ hội làm việc tại nhiều công ty lớn.
>>> Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, FPT Arena Multimedia có 1 cơ sở tại Hà Nội và 2 cơ sở tại Hồ Chí Minh đào tạo chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện:
1. Số 264, Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội (024 7300 8855)
2. Số 268 Tô Hiến Thành, P.5, Q.10, TP.HCM (028 7300 8866)
3. Số 36/2 Đường D2, Q. Bình Thạnh, TP.HCM (028 7300 8866)Lưu ý, ngoài 3 địa điểm trên, tất cả các địa chỉ khác đều không phải là cơ sở đào tạo của FPT Arena Multimedia.
Mai Uyên
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn