Cách ghi thiệp cưới đơn giản, đẹp lòng khách mời

Thiệp cưới chính là đại diện cho cô dâu, chú rể gửi gắm thông điệp đầu tiên về đám cưới của mình cho các vị quan khách gần xa. Ở Việt Nam, khách mời không chỉ có bạn bè, đồng nghiệp mà còn có cả anh em, họ hàng – cách xưng hô theo vai vế khá phức tạp. Vì thế, cách ghi thiệp cưới sao cho ấn tượng, quan khách hài lòng là điều vô cùng quan trọng. 

Lưu ý quan trọng trước khi gửi thiệp

Tâm thiệp cưới có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thay bạn thông báo đến bạn bè, đồng nghiệp, anh em, họ hàng về ngày trọng đại sắp diễn ra. Vì thế, trên tấm thiệp tuyệt đối không được có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa. Bên cạnh đó, hãy cùng người bạn đời của mình kiểm tra thật kỹ các thông tin về ngày giờ, tên, địa chỉ và thông tin hai bên gia đình. Đối với những tấm thiệp gửi đến họ hàng lớn tuổi, hãy nhờ ba mẹ của mình góp ý về cách ghi thiệp cưới xem có sai sót gì không.

Cuối cùng, hãy gửi những tấm thiệp với thông điệp chính xác và ấn tượng đến những người thân yêu để họ cùng dự ngày trọng đại với bạn nhé.

Cách ghi thiệp cưới chính xác, được lòng khách mời

Cách ghi thông tin hai bên cha mẹ

Thông tin về hai bên cha mẹ tưởng chừng như dễ nhưng lại vấn đề hay gây tranh cãi nhất trong cách ghi thiệp cưới.

  • Đối với gia đình theo đạo, thì tìm hiểu chính xác tên thánh vào trước tên hai bên phụ huynh.
  • Trong gia đình cô dâu, chú rể có ba hoặc mẹ đã khuất, hay một số lý do nào đó không thể tham gia lễ cưới, thì nên tham khảo ý kiến phụ huynh xem có muốn để tên người đã mất lên thiệp không.
Cách ghi thông tin hai bên cha mẹ  trong thiệp cưới
Cách ghi thông tin hai bên cha mẹ  trong thiệp cưới

Các ghi tên cô dâu, chú rể

Cách ghi tên cô dâu, chú rể lên thiệp cưới đơn giản hơn một chút. Nếu cô dâu, chú rể là con một trong nhà thì ghi là Ái nữ, hoặc Quý nam. Nếu là con trưởng thì ghi Trưởng nữ, hoặc Trưởng Nam. Nếu là con thứ thì ghi Thứ Nam, Thứ Nữ. Con út thì ghi Út nam, Út nữ.

Trong trường hợp gia đình có theo đạo thì cần ghi tên thánh của cô dâu chú rể. Hoặc, để tránh thắc mắc thì bạn cũng có thể chỉ ghi nguyên tên cô dâu, chú rể mà không cần ghi thứ bậc cụ thể trên thiệp cưới.

Các ghi tên cô dâu, chú rể trong thiệp cưới
Các ghi tên cô dâu, chú rể trong thiệp cưới

Cách ghi các thông tin về lễ cưới

Cách ghi thiệp cưới có 2 phần mà chúng ta cần lưu ý đó là thông tin lễ cưới và thông tin tiệc cưới, các bạn cần phải viết các thông tin một cách chính xác về lễ cưới cũng như tiệc cưới để việc in ấn được chính xác nhất. Chú ý, bạn sẽ thấy các thiệp cưới hiện nay ghi rõ ràng Lễ Vu Quy, Lễ Tân Hôn, Lễ Thành Hôn. Mỗi một tên đều sẽ có một ý nghĩa khác nhau:

Cách ghi các thông tin về lễ cưới đơn giản, được lòng khách mời
Cách ghi các thông tin về lễ cưới đơn giản, được lòng khách mời

Lễ Vu Quy

Là buổi lễ được tổ chức tại nhà gái, chiêu đãi toàn bộ gia đình, họ hàng nhà gái, đồng thời chính thức thông báo về việc cô dâu sẽ rời gia đình để bắt đầu một cuộc sống mới. Trong ngày này, bảng tên “Lễ Vu Quy” sẽ được treo ở cổng hoa, trong gian thờ gia tiên.

Đối với các gia đình ở phía Nam, Lễ Vu Quy sẽ được tổ chức trước ngày rước dâu, thiệp cưới sẽ được ghi “Trân trọng kính mời quan khách đến tham dự Lễ Vu Quy của con gái tôi,…”. Tại Lễ Vu Quy, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, làm lễ đèn và sau đó bái lạy.

Lễ Tân Hôn

Buổi lễ tổ chức tại nhà Trai, sau khi nhà trai qua nhà gái làm lễ rồi rước dâu về. Đại diện nhà gái sẽ sang nhà trai trong ngày lễ này gọi là lễ đưa dâu, nhưng với số lượng ít, chỉ từ khoảng 7-15 người thân thiết, ruột thịt với cô dâu. Lễ Tân Hôn được sử dụng phổ biến hơn ở các tỉnh miền Nam và xuất hiện trên biển treo tại phòng, phông cưới tại nhà chú rể.

Lễ Thành Hôn

Theo phong tục cưới ở quê thì nhà gái và nhà trai tổ chức lễ khác nhau nên thiệp cũng sẽ được ghi rõ tính chất buổi lễ là Vu Quy hay Tân Hôn. Nhưng với các cặp vợ chồng sinh trưởng tại thành phố hoặc những cặp vợ chồng dân tỉnh nhưng làm việc tại các đô thị lớn thường sẽ tổ chức thêm buổi tiệc để đãi đồng nghiệp, những người không thể về quê chung vui được. Lúc đó, cô dâu và chú rể sẽ đãi một bữa tiệc, cùng mời quan khách 2 bên gia đình. Lễ này được gọi chung là Lễ Thành Hôn.

Vì thế, để tránh thất lễ khi ghi thông tin thiệp cưới, bạn cần căn cứ vào tính chất buổi lễ mà mình mới khách để chọn từ cho phù hợp. Tuy nhiên, cũng không cần quá căng thẳng về việc này. Nhiều gia đình không quá câu nệ về cách dùng từ hoặc sử dụng cụm từ “… mời đến buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình chúng tôi” vẫn có thể được chấp nhận.

Thông tin ngày giờ tổ chức hôn lễ

Ngày giờ tiến hành tổ chức hôn lễ là ngày làm lễ rước dâu về nhà trai. Giờ này được ghi trên thiệp chủ yếu là để thông báo cho bà con họ hàng thân thiết được biết. Ngày giờ cử hành hôn lễ này nên được viết rõ cả ngày âm lịch lẫn ngày dương lịch.

Đối với cô dâu chú rể theo đạo, có tổ chức lễ Thánh ở nhà thờ thì ghi rõ giờ làm lễ và tên Thánh Đường để quan khách biết được và đến tham dự,chúc phúc.

Ngày giờ và địa điểm đãi tiệc

Đây là phần mà khách mời quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Tốt nhất, hãy ghi rõ thông tin sảnh đãi cưới, nhà hàng tiệc cưới nơi mình tổ chức tiệc, địa chỉ chính xác ( tên đường, phường, quận, tên sảnh cưới,…). Nếu đãi tiệc tại nhà thì hãy ghi đầy đủ thông tin như trên.

Nội dung thiệp cưới nên có bản đồ ghi rõ địa điểm nổi bật dễ thấy nhất gần nơi đãi tiệc nhất. Tốt nhất là có thêm ước lượng độ dài đoạn đường để khách mời dễ dàng hình dung nhất.

Tham khảo thêm:

Cách ghi tên khách mời sao cho lịch sự nhất

Nếu bạn có điều kiện tổ chức ở quê, in thiệp và ghi tên khách mời trang trọng theo kiểu thông thường, và có Lễ Thành Hôn tại một thành phố khác để đãi tiệc bạn bè đồng nghiệp theo phong cách vui nhộn thì quá tuyệt vời. Bạn có thể tha hồ sáng tạo thiệp cưới của mình giúp nó vui nhộn, trẻ trung và tạo dấu ấn riêng.

Yếu tố quan trọng hàng đầu khi mời cưới là lập danh sách khách mời. Đối với họ hàng, người thân lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác,… thì bố mẹ nên là người đứng ra mời để thể hiện phép lịch sự cũng như tôn trọng dành cho họ.

Cách ghi tên khách mời sao cho lịch sự nhất trong thiệp cưới
Cách ghi tên khách mời sao cho lịch sự nhất trong thiệp cưới

Với họ hàng là anh chị em họ đồng trang lứa thì bạn có thể đứng tên mời hoặc nhờ anh chị em ruột gửi thiệp, chuyển lời mời giúp. Đối với bạn bè, đồng nghiệp là khách của bạn thì bạn có thể gửi thiệp hoặc mời chính thức thì càng tốt.

Cách dùng danh xưng mời khách thể hiện thái độ và phong cách của chủ tiệc, nó gây ấn tượng đầu tiên cho khách mời, do đó bạn cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng về việc dùng từ. Cách ghi thiệp cưới hay được dùng nhất bởi người Việt là anh A, hoặc chị B. Thay vào đó, bạn có thể ghi cụ thể tên khách mời và người kèm theo.

Một số lưu ý trong cách ghi thiệp cưới 

Nếu đám cưới của bạn được thiết kế theo theme cụ thể và bạn muốn khách mời của mình mặc đúng theme đó thì cách viết thiệp cưới tốt nhất ghi rõ: Xin vui lòng mặc trang phục theo màu nào (màu mà bạn mong muốn) để phù hợp với không khí của buổi tiệc. Nếu không muốn có trẻ em trong đám cưới hãy ghi chú cụ thể “ Vì tính chất trang trọng của buổi tiệc, xin vui lòng không mang theo trẻ em” hoặc “ Ghế ngồi sẽ được ghi chính xác theo số lượng khách mời trên thiệp”.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về các ghi thiệp cưới. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có cách ghi nội dung trên thiệp cưới đúng nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm cách ghi thiệp cưới mời sui gia thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được tư vấn và hướng dẫn cách ghi chuẩn xác nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh