Sự Khác Nhau Giữa Đồ Họa Và Thiết Kế Đồ Họa? Phân Biệt Đồ Họa Và Thiết Kế

Nhắc tới cái tên “ đồ họa” người ta thường sẽ nghĩ tới ngành “ thiết kế đồ họa”. Hai khái niệm tưởng là giống nhau nhưng lại rất khác nhau hoàn toàn. Vậy đồ họa là gì ? Thiết kế đồ họa là gì ? Làm thế nào để phân biệt đồ họa và thiết kế đồ họa ? Hãy cùng FPT Arena Multimedia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan ngành đồ họa

Ngành Đồ Họa là gì?

Ngành đồ họa (Printmaking) tên đầy đủ là “ đồ họa tạo hình” là quá trình gián tiếp bằng các kỹ thuật in ấn tạo nên các tác phẩm đồ họa như: các loại tranh in nổi ( khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa,..), các loại tranh lõm(khắc mica, khắc đồng, khắc kim loại,..),các loại tranh in phẳng ( chất liệu đá, kim loại) và các loại tranh xin xuyên(lưới, in trổ,..) và  kết quả cuối cùng là tạo ra nhiều bản in cùng một hình ảnh duy nhất.

Để bạn đọc hiểu hơn về tranh in và những kỹ thuật in phổ biến nhất như khắc gỗ, khắc cao su, khắc kim loại,…hãy cùng FPT ARENA khám phá từng kỹ thuật in qua từng sản phẩm đồ họa trong mục 1.2 các sản phẩm đồ họa nhé.

Các sản phẩm đồ họa

1. Tranh khắc gỗ ( Woodcut) – Kỹ thuật in khắc gỗ

Tác phẩm in khắc gỗ “Plum Garden at Kameido” – Hiroshige, 1857, 1857. (Ảnh: Wikipedia )
Tác phẩm in khắc gỗ “Plum Garden at Kameido” – Hiroshige, 1857, 1857. (Ảnh: Wikipedia )
Tác phẩm in khắc gỗ Katsushika Hokusai, “The Great Wave off Kanagawa,” ca. 1829-1833
Tác phẩm in khắc gỗ Katsushika Hokusai, “The Great Wave off Kanagawa,” ca. 1829-1833

(Ảnh: Wikimedia Commons Public Domain)

Tác phẩm in khắc gỗ Andō Hiroshige, “Kanbara,” ca. 1833-1834 (Ảnh: Wikimedia Commons Public Domain)
Tác phẩm in khắc gỗ Andō Hiroshige, “Kanbara,” ca. 1833-1834 (Ảnh: Wikimedia Commons Public Domain)

Kỹ thuật in khắc gỗ là kỹ thuật có từ có từ lâu đời nhất bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật in dệt may.

2. Tranh chạm trổ (Engraving) – Kỹ thuật in khắc lõm (intaglio)

Tác phẩm in khắc lõm “Melencolia I” – Albrecht Dürer, 1511. (Ảnh: Wikipedia )
Tác phẩm in khắc lõm “Melencolia I” – Albrecht Dürer, 1511. (Ảnh: Wikipedia )
Tác phẩm in khắc lõm Albrecht Dürer có từ năm 1520
Tác phẩm in khắc lõm Albrecht Dürer có từ năm 1520
Tác phẩm in khắc lõm “Albrecht Dürer”
Tác phẩm in khắc lõm “Albrecht Dürer”
Tác phẩm in khắc lõm “The Soldier and his Wife. Tranh – Daniel Hopfer”
Tác phẩm in khắc lõm “The Soldier and his Wife. Tranh – Daniel Hopfer”

Kỹ thuật in khắc lõm tạo ra những hình ảnh được khắc trên một bề mặt tạo thành các đường lõm bằng dao khắc rất phổ biến ở Châu Âu và có tính ứng dụng cao với các thợ kim sử dụng để trang trí bạc. Đồng và kẽm là 2 vật liệu được sử dụng phổ biến nhất với kỹ thuật in lõm.

3. Tranh in độc bản

Tác phẩm in độc bản ”Oli Rigs” của Họa sĩ Georgina Bown (Nguồn: Georgina Bown).
Tác phẩm in độc bản ”Oli Rigs” của Họa sĩ Georgina Bown (Nguồn: Georgina Bown).

4. Tranh in xuyên

Tranh in lưới ”254. Action” của Họa sĩ Maria Kulikovska.
Tranh in lưới ”254. Action” của Họa sĩ Maria Kulikovska.

Học Đồ họa ra làm gì?

Những cơ hội nghề nghiệp dành có sinh viên tốt nghiệp ngành học đồ họa như:

  • Họa sỹ sáng tác tự do hoặc nghiên cứu về nghệ thuật đồ họa và mỹ thuật
  • Trở thành giảng viên tại các trường chuyên ngành mỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu lĩnh vực nghệ thuật mỹ thuật
  • Làm cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội với vị trí phụ trách mỹ thuật.

Học ngành đồ họa cần trang bị những gì?

Để học được ngành đồ họa người học cần:

  • Thứ nhất, người học đồ họa phải có tư duy cởi mở, luôn cập nhật những xu hướng mới
  • Thứ hai, năng khiếu và sự sáng tạo cũng mang tới sự thành công nhanh chóng trong ngành. Tuy nhiên, để thành công trong ngành phần lớn đều xuất phát từ sự chăm chỉ và tỉ mỉ.
  • Cuối cùng đó là lựa chọn một môi trường học phù hợp.

Tổng quan ngành Thiết kế đồ họa

Ngành Thiết kế đồ họa là gì?

Theo Viện Nghệ thuật đồ họa Mỹ (AIGA), ngành thiết kế đồ họa là nghệ thuật và thực hành truyền đạt những ý tưởng hoặc thông điệp bằng các phương pháp trực quan, sinh động.

Ở một góc độ khác, ngành học thiết kế đồ họa là ngành học dạy về kỹ thuật, cách sử dụng công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm đồ họa (hình ảnh, ấn phẩm ấn tượng) phục vụ cho các chiến lược kinh doanh hoặc các hoạt động xã hội.

Sản phẩm của thiết kế đồ họa sinh viên FPT ARENA

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Thiết kế bao bì
Thiết kế bao bì
Thiết kế ấn phẩm quảng cáo và tiếp thị
Thiết kế ấn phẩm quảng cáo và tiếp thị
Thiết kế giao diện người dùng thân thiện
Thiết kế giao diện người dùng thân thiện
Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Thiết kế họa tiết cho trang phục
Thiết kế họa tiết cho trang phục

Học Thiết Kế Đồ họa ra làm gì?

Đồ họa thiết kế là một trong những ngành học HOT và khát nhân lực nhất hiện nay. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn có sẵn sự lựa chọn nghề nghiệp cho mình với mức lương khởi điểm hấp dẫn.

Những cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ở những vị trí khác nhau như:

  • Chuyên viên thiết kế 2D, 3D hoặc tư vấn thiết kế các ấn phẩm truyền thông quảng cáo tại các doanh nghiệp về truyền thông, quảng cáo, các studio nghệ thuật, xưởng phim sản xuất hoạt hình, truyện tranh,…
  • Giảng dạy tại các trường học, trung tâm giáo dục về thiết kế đồ họa, các câu lạc bộ,…
  • Start up doanh nghiệp của mình hoặc làm Freelancer tự do mà vẫn có thu nhập khủng.

Học Thiết Kế Đồ họa có dễ xin việc không? Để tìm hiểu chi tiết hơn về các công việc của một Graphic Designer FPT ARENA mời bạn tham khảo bài viết: Những công việc của một Graphic Designer là gì?

Sự khác nhau giữa Đồ họa và Thiết kế đồ họa

Tới đây bạn đã có thể phân biệt đồ họa và thiết kế đồ họa. Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin còn thiết kế đồ họa là nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh và ý tưởng sáng tạo để tạo ra sản phẩm đồ họa ( ấn phẩm truyền thông) truyền đạt thông tin hiệu quả.

Ngành đồ họa

Ngành thiết kế đồ họa

Khái niệmNgành đồ họa (Printmaking) tên đầy đủ là “ đồ họa tạo hình” là quá trình gián tiếp bằng các kỹ thuật in ấn tạo nên các tác phẩm đồ họaNgành thiết kế đồ họa là ngành học dạy về kỹ thuật, cách sử dụng công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm đồ họa (hình ảnh, ấn phẩm ấn tượng) phục vụ cho các chiến lược kinh doanh hoặc các hoạt động xã hội.
Sản phẩmcác loại tranh in nổi ( khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa,..), các loại tranh lõm(khắc mica, khắc đồng, khắc kim loại,..),các loại tranh in phẳng ( chất liệu đá, kim loại) và các loại tranh xin xuyên(lưới, in trổ,..)Bộ nhận diện thương hiệu,  ấn phẩm truyền thông quảng cáo, ấn phẩm xuất bản, giao diện web, app, bao bì của sản phẩm,..
Công việc
  • Họa sỹ sáng tác tự do hoặc nghiên cứu về nghệ thuật đồ họa và mỹ thuật
  • Trở thành giảng viên tại các trường chuyên ngành mỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu lĩnh vực nghệ thuật mỹ thuật
  • Làm cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội với vị trí phụ trách mỹ thuật.
  • Chuyên viên thiết kế 2D, 3D hoặc tư vấn thiết kế các ấn phẩm truyền thông quảng cáo tại các doanh nghiệp về truyền thông, quảng cáo, các studio nghệ thuật, xưởng phim sản xuất hoạt hình, truyện tranh,…
  • Giảng dạy tại các trường học, trung tâm giáo dục về thiết kế đồ họa, các câu lạc bộ,…
  • Mở công ty dịch vụ thiết kế, studio của mình hoặc làm Freelancer tự do mà vẫn có thu nhập khủng.

Đôi nét về FPT ARENA MULTIMEDIA

FPT Arena là đơn vị tiên phong dẫn đầu thị trường đào tạo multimedia ở Việt Nam. Năm 2004, Tập đoàn FPT ( Việt Nam) đã bắt tay cùng tập đoàn Aptech ( Ấn Độ) đưa chương trình học Arena Multimedia về Việt Nam giảng dạy. Từ đó thương hiệu FPT ARENA MULTIMEDIA chính thức được hình thành và là đơn vị duy nhất được nhận đặc quyền “ Master Franchise” tại Việt Nam.

Với lợi thế là người dẫn đầu trong ngành, FPT Arena Multimedia luôn tiếp cận được chương trình học và các phần mềm mới nhất giảng dạy cho học viên. Chính vì thế, sinh viên sau tốt nghiệp chiếm tới 97% có việc làm và một số sinh viên chọn liên thông quốc tế hoặc chuyển đổi tín chỉ lên Đại Học FPT.

Hiện nay, FPT Arena đã có 7 cơ sở phủ dài trên toàn quốc, giúp học viên cả nước có thể dễ dàng đăng ký học tập. Các cơ sở bao gồm:

*Hà Nội:

– 264 Đội Cấn, P. Cống Vị, Q. Ba Đình

– 94 Lương Yên, P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng

*TP HCM:

– 590 CMT8, P.11, Quận 3

– 302 Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q. Bình Thạnh

– 62 đường 36, KĐT Vạn Phúc, TP Thủ Đức

*Đà Nẵng:

– 130 Đống Đa, P. Thuận Phước, Q. Hải Châu

*Cần Thơ:

– 55 CMT8, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh