Tổng hợp những mẫu font chữ thời bao cấp hot nhất năm 2024

Bạn đang mong muốn thiết kế những áp phích, banner hay những bức ảnh mang màu sắc của các thập niên 70, 80 của thế kỷ trước thì hãy sử dụng font chữ thời bao cấp để thêm phần ấn tượng và đẹp mắt hơn. Bài viết ngày hôm nay, FPT Arena sẽ giới thiệu tới bạn đọc những mẫu font chữ thời bao cấp hot nhất mà bạn có thể tham khảo sử dụng cho các tác phẩm của mình nhé!

Top 9 những phông chữ thời bao cấp đẹp nhất 

Font chữ thời bao cấp sở hữu những nét chữ đơn sơ, mộc mạc gợi nhớ cho người xem về một thời chiến tranh nhưng lại đầy ắp tình cảm. Font chữ này khá phù hợp khi thiết kế biển hiệu, banner, trang bìa của báo, tạp chí theo đuổi phong cách Retro. Cùng tìm hiểu top 10 bộ font chữ thời bao cấp ấn tượng và đẹp nhất bạn nhé:

Hồi ức Sài Gòn

Bộ font Hồi ức Sài Gòn của Iciel gồm 32 font Việt hóa được tác giả chọn lọc sau khi tìm kiếm kỹ lưỡng các tài liệu, nhằm tái hiện hình ảnh về Sài Gòn hoa lệ trước 1975. Font chữ này được áp dụng phổ biến trong các biển quảng cáo, biển hiệu hay trên các tạp chí ở Sài Thành xưa cũ. 

Font chữ Hồi ức Sài Gòn
Font chữ Hồi ức Sài Gòn

Tìm hiểu thêm: Bí quyết tìm font chữ bằng hình ảnh nhanh chóng và chính xác

Giá trị xưa cũ 

Đây là bộ 15 font thời bao cấp lấy cảm hứng từ những bảng vẽ tay của thời kỳ bao cấp khó khăn. Vào thời kỳ công nghệ in ấn chưa xuất hiện thì tất cả những bảng hiệu đều nhờ vào tài nghệ vẽ tay của các nhà nghệ sĩ tài hoa thời đó. Kiểu chữ thời bao cấp này tập trung vào việc mô phỏng các biển quảng cáo cổ điển, từ phương pháp loại bỏ dấu nhấn cho đến các chữ cái đều gợi lên sự hoài cổ, khá phù hợp với các loại poster, bảng hiệu quảng cáo,… 

Font giá trị xưa cũ được tác giả thiết kế trong gần 2 tháng 
Font giá trị xưa cũ được tác giả thiết kế trong gần 2 tháng

Hòn ngọc viễn đông

Font “Hòn ngọc Viễn Đông” được công ty iCiel thiết kế vô cùng kỳ công và đặt nhiều tâm huyết. Font chữ mang phong cách hoài cổ gợi nhớ tới các bảng hiệu Sài Gòn, logo từ thế kỷ 19. Chính bởi thế kỳ 19 là thời điểm mà Sài Gòn đang trong thời điểm tươi đẹp và thịnh vượng nhất cũng như mang tính chất định hướng phát triển, vì vậy các nhà thiết kế đã lấy cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông” để đặt tên cho font chữ này.

Font chữ “Hòn ngọc Viễn Đông” gợi nhớ về những bảng hiệu Sài Gòn từ thế kỷ 19
Font chữ “Hòn ngọc Viễn Đông” gợi nhớ về những bảng hiệu Sài Gòn từ thế kỷ 19

Để có thể hoàn thiện và cho ra Hòn ngọc Viễn Đông này thì các nhà thiết kế của công ty iCiel đã nghiên cứu hàng trăm bức bảng hiệu Sài Gòn để thiết kế sao cho đẹp mắt nhất nhưng vẫn giữ được cái hồn của kiểu chữ thế kỷ 19. Album gồm 18 kiểu phông chữ khác nhau mang phong cách cổ điển, hoài cổ, chắc chắn sẽ thỏa mãn và làm hài lòng những nhà thiết kế khó tính nhất. 

Classique Saigon

Classique Saigon là kiểu chữ được sáng tạo bởi Manh Nguyen, một nhà thiết kế theo đuổi việc sáng tạo các phông chữ tại Hà Nội. Font Classique Saigon được tác giả tái hiện lại các kiểu chữ tại thành phố Hồ Chí Minh những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Font chữ này đã được sử dụng trong bộ phim ăn khách Cô Ba Sài Gòn và đã trở thành một hiện tượng hoài cổ đối với những người yêu sự đơn giản, cổ điển, đặc biệt là font ký hiệu Sài Gòn được sử dụng cách đây 50-60 năm. Với font chữ này, Sài Gòn hùng vĩ bỗng trở nên sống động hơn  bao giờ hết. Từ màu sắc, hình ảnh đến thiết kế, nhà thiết kế Mạnh Nguyễn đều chú trọng đến từng chi tiết, góp phần làm sống lại cũng như đưa văn hóa Sài Gòn xưa đến gần hơn với công chúng.

Font Classique Saigon được nhà thiết kế Manh Nguyen thực hiện 
Font Classique Saigon được nhà thiết kế Manh Nguyen thực hiện

Bộ font xưa cũ 

Bộ font Xưa cũ do Lê Tuấn Anh sưu tập gồm 67 phông chữ theo từng phong cách khác nhau. Các font chữ được lấy cảm hứng từ những bảng hiệu cũ vẽ tay của Sài Gòn thời bao cấp. Font chữ có đa dạng mẫu mã, kiểu dáng để các nhà thiết kế có thể chọn được kiểu chữ phù hợp nhất cho từng mẫu thiết kế.

Bộ font Xưa Cũ do Lê Tuấn Anh sưu tầm 
Bộ font Xưa Cũ do Lê Tuấn Anh sưu tầm

Bìa sách xưa

Với những ai yêu thích những nét chữ trên các tấm banner, biển quảng cáo hay trên các bìa sách cũ có lâu đời tại Việt Nam vào những năm 1980  thì không nên bỏ qua bộ font chữ này. Tương tự như tên gọi, kiểu chữ mô phỏng bìa sách của thời xưa từ những năm 1980. Tác giả Tống Văn Hiệp cũng nghiên cứu, cải tiến cũng như bổ sung cho phông chữ theo phong cách Banner cũ, mang màu sắc của thời gian. Kiểu chữ này mang đường ngang dày còn các nét thẳng thi thanh mảnh và đơn giản hơn. 

Font “ Bìa sách xưa” được lấy cảm hứng từ những bìa sách lâu đời ở Việt Nam
Font “ Bìa sách xưa” được lấy cảm hứng từ những bìa sách lâu đời ở Việt Nam

Lạc Tự 

Đây là bộ font của tác giả Mark Trinh. Sản phẩm lấy cảm hứng từ những biển hiệu thương mại tại thành phố lớn của Việt Nam trong những năm 80, 90 nhưng chủ yếu tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, là hai thành phố trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, thể hiện giá trị của cả hai miền.

Kết hợp giữa phong cách truyền thống với phong cách hiện đại Lạc Tự là sự kết hợp hoàn hảo cho các thiết kế mang phong cách đương đại. Chủ đề bao trùm của album này là tạo kiểu chữ thử nghiệm mang màu đậm và nguyên bản.

Lạc Tự là kiểu chữ dựa trên kiểu chữ cổ điển ở Việt Nam trong những năm 1980 và 1990
Lạc Tự là kiểu chữ dựa trên kiểu chữ cổ điển ở Việt Nam trong những năm 1980 và 1990

House of Nguyen 

Bộ phông chữ “House of Nguyen” do Nguyễn Minh Tuấn, người đã tâm huyết nghiên cứu và thiết kế. Tác giả muốn đưa phông chữ Latinh sang quốc ngữ, nhưng phong cách là theo kiểu chữ Hán tự. Đây là sản phẩm tái hiện sự giao thoa văn hóa giữa phương Tây và châu Á của Việt Nam thế kỷ 18. Thời kỳ này, chữ quốc ngữ phát triển mạnh mẽ và dần thay thế vị trí của chữ Nôm và chữ Nho. 

Font “House of Nguyen” do Nguyen Minh Tuan dày công nghiên cứu và thiết kế
Font “House of Nguyen” do Nguyen Minh Tuan dày công nghiên cứu và thiết kế

Font chữ này tác giả đã mất khoảng nửa năm để lên ý tưởng và hoàn thiện thiết kế. Khó khăn khi thực hiện font chữ này là phải dung hòa sự rõ ràng của các ký tự Latinh với sự bay bổng của Hán tự. Hiện tại, bộ font chữ House of Nguyen vẫn luôn cải tiến để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.

Tìm hiểu thêm:

Mailart Rubberstamp

Font chữ Mailart Rubberstamp được lấy cảm hứng từ các phong bì và tác phẩm nghệ thuật của các nhà văn thư Jonathan Stangroom, HR Fricker và Flea Art, và kiểu chữ Clarendon Condensed. Kiểu chữ sở hữu hai phiên bản in đậm và in nghiêng. Nhà thiết kế font chữ Mailart Rubberstamp kết hợp giữa những nét thanh mảnh tinh tế cùng với những nét có độ dày để mang lại sự ấn tượng và mộc mạc cho mẫu chữ.

Font chữ Mailart Rubberstamp mang nét mộc mạc 
Font chữ Mailart Rubberstamp mang nét mộc mạc

Hướng dẫn tải phông chữ thời bao cấp 

Cài đặt qua ổ C: Windows Fonts

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy mở file Font chữ mà bạn vừa tải về, tại đây hãy chọn những Font chữ mà bạn muốn cài đặt và nhấn Copy.

Bước 2: Vào My Computer, copy font bạn muốn cài vào thư mục C:\Windows\Fonts.

Quy trình các bước thực hiện việc tải font chữ thời bao cấp qua ổ C:\Windows\Fonts.
Quy trình các bước thực hiện việc tải font chữ thời bao cấp qua ổ C:\Windows\Fonts.

Cài font chữ trực tiếp 

Việc cài đặt trực tiếp này vô cùng dễ dàng, người dùng chỉ cần chọn tất cả các file Font chữ mà bạn muốn cài đặt, sau đó nhấn chuột phải và chọn vào Install là bạn có thể cài trực tiếp font chữ về thiết bị của bạn.

Chọn file font chữ cần tải về, nhấn chuột phải và chọn Install
Chọn file font chữ cần tải về, nhấn chuột phải và chọn Install

Cài đặt font chữ thông qua Control Panel 

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập Control panel vào thanh công cụ tìm kiếm để khởi động Control panel.

Bước 2: Tại đây bạn hãy chọn vào Fonts.

Bước 3: Sau đó Copy tất cả các Font chữ mà bạn muốn vào đây.

Quy trình ba bước thực hiện tải font chữ thời bao cấp qua Control panel 
Quy trình ba bước thực hiện tải font chữ thời bao cấp qua Control panel

Lời kết 

FPT Arena hy vọng rằng các bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn về phông chữ thời bao cấp cho các thiết kế mang hướng hoài cổ, cổ điển của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì về bài viết vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh