Ý nghĩa của logo và cách ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu

Ý nghĩa của logo và cách ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu luôn là vấn đề không chỉ những người mới, mà cả những designer lâu năm vẫn trăn trở. Chúng không đơn thuần là khái niệm về màu sắc, mà nó còn chứa những ý nghĩa ẩn sâu sắc bên trong sự liên kết của những dải màu và sắc độ. Nếu bạn cũng đang có những vướng mắc về ý nghĩa và cách ứng dụng màu sắc mà chưa được giải đáp, thì hãy cùng FPT Arena tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Cách ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Ý nghĩa của logo và cách ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu

Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nói chung và thiết kế đồ họa riêng là công việc cần tuân thủ nhiều quy tắc. Các yếu tố này điển hình như: hình dáng, bố cục, sắc độ, text,…. Song, một trong những quy tắc “bất di bất dịch” mà designer cần lưu ý đầu tiên là màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu.

Màu sắc có tác động rất lớn đến cảm xúc con người. Theo các báo cáo được tổng hợp,  

màu sắc giúp các thương hiệu được tăng khả năng nhận diện lên đến 85%. Bởi vậy, khi thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn không thể sử dụng màu sắc theo cảm tính, mà còn phải hiểu về ý nghĩa và lý giải thuyết phục về nó. Từ đây, chúng khiến khách dễ ghi nhớ và được yêu thích hơn.

Cách ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu

Màu đỏ – Màu của đam mê, năng lượng và nhiệt huyết

Màu đỏ rất đa dạng về ý nghĩa và tùy thuộc vào ngữ cảnh khác nhau. Màu đỏ thường mang những cảm xúc mạnh mẽ, màu của nhiệt huyết và sự đam mê. Ngoài ra, màu đỏ còn sử dụng sự quyến rũ, phiêu lưu cùng bạo lực và sự nguy hiểm. 

Tùy theo lĩnh vực và ngành hàng mà nó sẽ thể hiện những đặc tính riêng mà thương hiệu muốn truyền tải. 

Trong lĩnh vực ẩm thực, màu đỏ trong bộ nhận diện thương hiệu gây nên sự kích thích mạnh mẽ đến tuyến yên của người xem. Chúng gây cảm giác thèm ăn. Các hãng nổi tiếng dùng đến màu đỏ như: Coca Cola, KFC, Mcdonald, Budweiser… 

Đối với lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, màu đỏ gợi lên sự đam mê, nhiệt huyết, tốc độ. Các hãng xe dùng đến màu đỏ trong bộ nhận diện của mình là: Toyota, Mitsubishi,…

Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu đỏ – Màu của đam mê, năng lượng và nhiệt huyết

Một số thương hiệu khác coi màu đỏ biểu tượng cho chiến thắng, may mắn và tài lộc, lần lượt là: SCG (hoàng tộc, vương giả), JVC (sự chiến thắng),…

Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Ý nghĩa màu đỏ tại Châu Á
  • Ngành hàng phổ biến: Thực phẩm, ô tô, nông nghiệp, công nghệ,..
  • Ngành không phổ biến: Hàng không, tài chính, quần áo,…

Màu cam – Màu của sự tươi mới, phiêu lưu và sáng tạo

Màu cam (hay vàng cam) thể hiện sự ấm áp và say mê. Màu cam còn mang ý nghĩa của sự lôi cuốn và thể hiện ngon miệng trong lĩnh vực ăn uống. Bên cạnh đó, màu cam cũng gây chú ý của người dùng, nhưng không gắt như màu đỏ. Nó biểu hiện cho sức sống và năng lượng tràn đầy.

Màu cam phù hợp hơn với các sản phẩm dịch vụ cho người trẻ năng động và các ngành hàng xa xỉ, sang trọng. 

  • Ngành hàng phổ biến: Công nghệ, sức khỏe, ngành hàng trang sức xa xỉ.
  • Ngành không phổ biến: Tài chính, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu cam – Màu của sự tươi mới, phiêu lưu và sáng tạo

Màu vàng – Màu của vui vẻ, hạnh phúc và tích cực

Màu vàng đặc trưng cho mặt trời. Nó thể hiện sự vui vẻ, lạc quan, nhẹ nhàng, tích cực và ấm áp. Ở các sắc độ đậm nhạt khác nhau, chúng sẽ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. 

Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có hơn 13% các thương hiệu top đầu ngành sử dụng màu vàng làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu. 

  • Ngành hàng phổ biến: Năng lượng, ẩm thực, dụng cụ gia đình, công nghệ.
  • Ngành không phổ biến: Tài chính, quần áo, ô tô.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu vàng – Màu của vui vẻ, hạnh phúc và tích cực

Màu xanh lá cây – Màu của thiên nhiên, uy tín và tài sản

Màu xanh lá cây lá màu của tự nhiên, màu của chất diệp lục. Màu xanh lá cây có nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng phụ thuộc vào độ đậm nhạt. Song, ý nghĩa bao quát vẫn hướng đến là sức khỏe, êm đềm, sự tươi mát. 

Nếu là màu xanh nhạt thì chúng thể hiện niềm vui, sự mát mẻ. Còn nếu là màu đậm thì chúng thể hiện sự giàu có, danh giá. Ngoài ra, màu xanh còn đặc trưng cho lòng khiêm tốn, sự thông thái. Bởi vậy, rất nhiều thương hiệu sử dụng màu này làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình. Các hãng lớn sử dụng màu xanh lá cây điển hình như: Heineken, Starbuck, John Deere,…

  • Ngành hàng phổ biến: Năng lượng, tài chính, ẩm thực, dụng cụ gia đình.
  • Ngành không phổ biến: Ô tô, hàng không.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu xanh lá cây – Màu của thiên nhiên, uy tín và tài sản

Màu xanh dương – Màu của an toàn, tin cậy, trách nhiệm

Theo thống kê năm 2012 của Interbrands.com, trong top 100 thương hiệu toàn cầu, nếu có 19 thương hiệu dùng màu đỏ trong logo và bộ nhận diện thì có đến 28 hãng sử dụng màu xanh dương. 

Màu đỏ thu hút chú ý mạnh mẽ của người dùng. Nếu như chúng phù hợp với bán lẻ, phân phối hàng hóa, thì màu xanh dương lại là tính cách được các tập đoàn lớn sử dụng. Về ý nghĩa thị giác, màu xanh dương đem lại cảm giác bình yên, an toàn, tạo dựng sự vững chắc, ổn định, minh bạch. 

Bên cạnh đó, màu này còn được thể hiện ý nghĩa của khát vọng lớn. Các tập đoàn lớn sử dụng màu xanh dương làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình là: Samsung, Facebook, Intel,…

Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu xanh dương – Màu của an toàn, tin cậy, trách nhiệm

Ngoài ra, một “cuộc chiến” rất thú vị khác giữa màu xanh dương và màu đỏ luôn diễn ra sôi nổi. Theo nguyên lý thiết kế, và ấn tượng thị giác, thì các công ty và tập đoàn lớn đi sau đều sử dụng những màu đối lập để gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Các công ty sử dụng màu xanh dương làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu để cạnh tranh với màu đỏ điển hình như: Pepsi (Coca Cola), Samsung (LG), Panasonic (Toshiba),…

  • Ngành hàng phổ biến: Hàng không vũ trụ, tài chính, năng lượng, công nghệ, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp.
  • Ngành không phổ biến: Ẩm thực.

Màu tím – Màu của sự bí ẩn, trung thành và tinh thần cao quý

Màu tím đề cao tính trung thành và sự cao quý. Chúng có khả năng kích thích thấp. Màu này còn đại diện cho sự thiêng liêng, bí ẩn, giúp thương hiệu thêm cuốn hút. Bên cạnh đó, màu tím còn đại diện cho sự trung thành và chân lý. 

Màu tím đậm thường đi liền với thể hiện sự sang trọng và danh gia vọng tộc. Màu tím nhạt thể hiện sự đa cảm và hoài cổ. 

  • Ngành hàng phổ biến: Tài chính, công nghệ chăm sóc sức khỏe.
  • Ngành không phổ biến: Năng lượng, công nghiệp.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu tím – Màu của sự bí ẩn, trung thành và tinh thần cao quý

Màu nâu – Màu của tinh khiết, chân thực và đơn giản

Màu nâu có ý nghĩa đại diện cho sự bền bỉ và tinh khiết. Bởi vậy, nhiều hãng thực phẩm hữu cơ, các thương hiệu làm đẹp đã sử dụng màu nâu làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình. 

  • Ngành hàng phổ biến: Quần áo, nông nghiệp, ô tô.
  • Ngành không phổ biến: Tài chính, hàng không, công nghệ.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu nâu – Màu của tinh khiết, chân thực và đơn giản

Màu đen – Màu của tinh tế, sang trọng và xa xỉ

Màu đen là màu có tín chuẩn mực và chỉn chu. Màu đen còn đại diện cho sự quý phái, xa xỉ, và sự huyền bí. Bên cạnh đó, màu này cũng được biết đến như màu của điềm xấu. 

Khi thiết kế logo hay bộ nhận diện thương hiệu, bạn tránh sử dụng màu đơn sắc, nên có sự kết hợp màu đen với những màu tương phản (trắng, vàng) để làm nổi bật thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. 

Theo nghiên cứu có đến 28% doanh nghiệp sử dụng màu đen trong bộ nhận diện thương hiệu. 

  • Ngành hàng phổ biến: Công nghệ, ô tô, may mặc, quần áo.
  • Ngành không phổ biến: Năng lượng, tài chính, hàng không, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu đen – Màu của tinh tế, sang trọng và xa xỉ

Màu trắng – Màu của đơn giản tinh khiết, trong sáng

Nếu màu đen mang đến sự chuẩn mực, sự bí hiểm, thì màu trắng lại thể hiện sự trẻ trung đơn giản, tinh khiết và tính dễ chịu. Chính bởi thể hiện sự đơn giản và tiện dụng nên được nhiều hãng sử dụng trong thiết kế màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu. 

  • Ngành hàng phổ biến: Quần áo, chăm sóc sức khỏe, may mặc.
  • Ngành không phổ biến: Ẩm thực, tài chính.
Ý nghĩa và ứng dụng của màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
Màu trắng – Màu của đơn giản tinh khiết, trong sáng

Nhận xét 

Đối với màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu, cũng có những thương hiệu lớn họ sử dụng màu đa sắc trong thiết kế logo và bộ nhận diện của mình. Sự kết hợp này vẫn có sự độc đáo riêng như: Google, eBay. Sự đa màu sắc này thể hiện sự đa dạng về sản phẩm và đối tượng người dùng. 

Dù vậy, đây cũng là trường hợp đặc biệt và hiếm gặp. Bởi công việc kết hợp và tìm ra sự liên kết giữa những màu này không dễ dàng.

Nhận xét về màu sắc bộ nhận diện thương hiệu
Nhận xét về màu sắc bộ nhận diện thương hiệu

Bên cạnh vấn đề sử dụng linh hoạt màu sắc trong thiết kế logo và màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu thì các bạn dù mới hay các designer lâu năm nên quan tâm thêm yếu tố tôn giáo hoặc vùng miền. Điều này để ít nhất bạn sẽ biết và tránh được những vấn đề hoặc các yếu tố khác bởi. Có một số màu ở các quốc gia Châu Á và các châu lục khác sẽ có đặc tính và ý nghĩa trái ngược nhau. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ và tổng hợp của FPT Arena về “Ý nghĩa của logo và cách ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu”. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho mình những lưu ý về nghề, để phát triển hơn trong công việc thiết kế của mình. Nếu có câu hỏi khác về thiết kế đồ họa, mỹ thuật đa phương tiện, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua website để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh