Tuổi nghề của thiết kế đồ họa? Bao nhiêu tuổi có thể theo học?

Tuổi tác có ảnh hưởng đến nghề design không? là một chủ đề gây tranh cãi đầy thú vị, được rất nhiều người quan tâm đến. Thực tế, độ tuổi có thể ảnh hưởng đến công việc của thiết kế đồ họa, nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công hay thất bại trong ngành này. Dù là người già hay người trẻ thì đều sẽ có những lợi thế riêng.

Tuổi nghề của thiết kế đồ họa
Tuổi nghề của thiết kế đồ họa

Vì sao tuổi nghề của thiết kế đồ họa lại bị coi là ngắn ngủi?

  • Một số tin tức “truyền miệng” cho rằng: Graphic Designer chỉ có thể làm việc đến 30 tuổi và sau đó sẽ bị đào thải dần bằng lớp người trẻ. Đây là một quan điểm sai lầm nhưng không phải là vô căn cứ, những lý do được đưa ra là:
  • Khả năng sáng tạo có thể bị suy giảm theo thời gian: Người trẻ thường thích tìm tòi sự mới lạ, táo bạo trong hành động và suy nghĩ. Trái lại, người lớn tuổi hơn sẽ có xu hướng thích sự ổn định, an toàn. Chính vì thế, theo năm tháng khả năng sáng tạo có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên có rất nhiều Graphic Designer vẫn tiếp tục phát triển tư duy và cải thiện kỹ năng sáng tạo của họ theo thời gian, không bị đi theo lối mòn cũ mà trở nên lạc hậu.
  • Sức khỏe không đảm bảo: Ngoài độ tuổi 30, sức khỏe con người dần suy giảm, việc ngồi máy tính trong thời gian dài sẽ trở thành một khó khăn không tránh khỏi. Mọi người nên duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để khắc phục được yếu tố này.
  • Vấn đề gia đình: Điều này không chỉ áp dụng cho nghề Design mà còn cho rất nhiều ngành nghề khác. Sự cân bằng bằng giữa công việc và gia đình là thách thức mà mọi người phải đối mặt.
  • Sự đổi mới nhanh chóng của ngành: Cách đây khoảng 20 năm, khi mới xuất hiện tại Việt Nam, công việc chính của Graphic Designer chủ yếu liên quan đến kỹ thuật vẽ thủ công. Nhưng đến ngày nay, một Graphic Design cần làm việc với rất nhiều phần mềm máy tính và công cụ thiết kế tân tiến. Trong tương lai gần, có thể các tác vụ thủ công sẽ được thực hiện thay thế hoàn toàn bằng những công cụ và các phần mềm. Nếu không cập nhật kiến thức mới, các Graphic Designer sẽ không thể phát triển lâu dài trong ngành công nghiệp này.
Vì sao tuổi nghề của thiết kế đồ họa bị coi là ngắn ngủi?
Vì sao tuổi nghề của thiết kế đồ họa bị coi là ngắn ngủi?

Những nhà Thiết kế đồ họa đã thành công vượt qua trở ngại tuổi tác

Là nhà thiết kế bìa sáng huyền thoại của thế giới sáng tạo, Chip Kidd đã có gần 40 năm thực hiện hàng trăm sản phẩm đồ họa. Dù cho ngày nay, sách đang bị thay thế bởi những thiết bị điện tử khác nhưng Chip Kidd không bao giờ bị lãng quên. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Chip Kidd
Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Chip Kidd

Tác giả của biểu tượng “Quả táo cắn dở – Apple”, Rob Janoff đã làm việc với những agency quảng cáo hàng đầu nước Mỹ được hơn 30 năm. Giờ đây, ông di chuyển qua nhiều quốc gia để hợp tác làm việc cũng như thực hiện những bài phát biểu, giảng dạy về Graphic Design. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Rob Janoff
Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Rob Janoff

Có lẽ thế hệ giờ đây không có hình dung về tấm bao cứng bọc đĩa than, nhưng nó một thời là đất diễn của những Graphic Designer, trong đó có huyền thoại Peter Saville. 43 năm hoạt động, portfolio của ông vẫn được cập nhật từng ngày với những tác phẩm kinh điển. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Peter Saville
Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Peter Saville

Không ai quan tâm đến Graphic Design mà không biết đến Michael Bierut – người tạo ra cuộc cách mạng sáng tạo với những logo tinh giản, dễ hiểu. Hơn 41 năm làm việc trong ngành, Bierut giờ đây là 1 Designer, một nhà phê bình thiết kế và một giảng viên. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Michael Bierut
Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Michael Bierut

Bà Ruth Ansel là một trong những nhà thiết kế đồ họa nữ nổi tiếng của thế kỷ 20, là nhà Thiết kế đồ họa nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Giám đốc sáng tạo tại 3 tạp chí hàng đầu về thời trang và phong cách (Harper’s Bazaar và Vogue). Hiện bà vẫn tiếp tục làm việc và đóng góp ý nghĩa cho ngành thiết kế, tính đến nay đã được 66 năm. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Ruth Ansel
Chân dung nhà Thiết kế đồ họa Ruth Ansel

Làm sao để nhà thiết kế đồ họa có thể vượt qua vấn đề tuổi nghề?

Để vấn đề tuổi tác không còn là trở ngại trong ngành Thiết kế đồ họa, bạn cần học hỏi không ngừng nghỉ, liên tục cập nhật những kiến thức và xu hướng mới của nghề. Bên cạnh đó, cần có định hướng rõ ràng phát triển nghề nghiệp và biết cách tạo cho mình một portfolio thật chuyên nghiệp.

Học hỏi không ngừng nghỉ

Ngành thiết kế đồ họa liên tục thay đổi với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thiết kế mới. Hãy dành thời gian để học hỏi những phần mềm, công cụ và kỹ thuật mới. Ngoài ra, bạn có thể tham gia thêm những khóa học trực tuyến, hội thảo hoặc đào tạo chuyên môn để nắm vững những kiến thức và kỹ năng mới.

Mở rộng mạng lưới mối quan hệ với những chuyên gia “lành nghề” trong ngành để tìm kiếm cơ hội làm việc từ họ, kể cả những người làm việc trong các lĩnh vực khác đề có thể là nguồn cảm hứng cho các thiết kế của bạn.

Một số hội nhóm trên mạng xã hội như Facebook, Linkedln,… sẽ mang lại cho bạn nhiều góc nhìn về các vấn đề trong ngành và tham khảo thêm nhiều ý tưởng mới táo bạo, độc lạ.

Luôn học hỏi và cập nhật xu hướng để gắn bó lâu dài với ngành Thiết kế đồ họa
Luôn học hỏi và cập nhật xu hướng để gắn bó lâu dài với ngành Thiết kế đồ họa

Thiết kế một portfolio chuyên nghiệp

Portfolio là một bộ hồ sơ sưu tập các tác phẩm, dự án về công việc mà bạn đã thực hiện, đó có thể là hình ảnh, video, phim,… Các nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng của bạn qua portfolio vì nó thể hiện tổng quan và chân thực nhất về kinh nghiệm và năng lực của một nhà thiết kế đồ họa. Nói dễ hiểu hơn, trong ngành Graphic Design, portfolio chính là CV nhưng được lấp đầy bởi những hình ảnh cụ thể.

Một vài tips để có thiết kế được portfolio chuyên nghiệp có thể kể đến là:

  • Trình bày những tác phẩm đáng chú ý nhất lên trang chủ, sắp xếp các danh mục rõ ràng và có logic;
  • Cung cấp một phần giới thiệu bản thân, hành trình, mục tiêu và tầm nhìn của bạn, giúp cho người xem dễ dàng kết nối với bạn hơn;
  • Nêu được giá trị của các tác phẩm với khách hàng;
  • Đa dạng hóa nội dung, không chỉ bao gồm các tác phẩm hoàn thành mà có thể là cả quá trình phát triển, bản thiết kế gốc, những dự án cá nhân, …
Một số tips để tạo được Portfolio ấn tượng
Một số tips để tạo được Portfolio ấn tượng

Lập định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng

Bạn cần tự xác định được điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng và sở trường của bản thân. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc đặt ra câu hỏi về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn như: “Tôi muốn gì?”, “Tôi muốn đạt được điều gì trong 1 năm, 5 năm, hay 10 năm tới?”. Từ đó vạch rõ lộ trình phát triển cho bản thân cụ thể (phát triển kỹ năng/ rèn luyện học thuật/ chinh phục vị trí quản lý…). Khi đã có mục tiêu, việc bạn cần làm là xây dựng những tiêu chuẩn, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng phù hợp với mục tiêu đã lựa chọn.

Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân
Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân

Lộ trình phát triển tương lai cho nhà Thiết kế đồ họa

Khi tích lũy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm đến độ tuổi 30, một Graphic Designer sẽ có nhiều lựa chọn để tiếp tục con đường sự nghiệp của mình. Dưới đây là lộ trình phát triển bạn có thể tham khảo để có những cái nhìn tổng thể nhất:

Lộ trình tham khảo phát triển tương lai cho nhà Thiết kế đồ họa
Lộ trình tham khảo phát triển tương lai cho nhà Thiết kế đồ họa

1 – Sơ cấp (Junior): Cấp độ này thường dành cho học viên làm thêm khi đi học, học viên vừa tốt nghiệp ra trường hoặc ứng viên dưới 1 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ chủ yếu của cấp độ này là tập trung xây dựng bố cục, vẽ logo, chỉnh sửa kiểu chữ, màu sắc, lên ý tưởng dưới sự giám sát của các nhân viên cấp cao.

2 – Trung cấp (Midweight): Từ sơ cấp lên trung cấp, Graphic Designer cần có kinh nghiệm làm việc liên tục từ 2 – 3 năm. Khối lượng và tính chất công việc sẽ ở quy mô rộng hơn – thực hiện toàn bộ quy trình từ khâu lên ý tưởng đến thiết kế, bố trí và cuối cùng là hoàn thành tác phẩm. Đặc biệt, Designer ở cấp độ này cũng cần trao đổi trực tiếp với khách hàng. Mặc dù có nhiều quyền kiểm soát và sáng tạo hơn nhưng công việc vẫn được giám sát bởi các nhân viên cấp cao hơn.

3 – Cấp cao (Senior): Khi lên đến vị trí này, Designer có thể lựa chọn tập trung làm việc như một chuyên gia hoặc làm một nhà quản lý – chịu trách nhiệm lãnh đạo một đội / nhóm. Thời gian chuyển cấp thường giao động từ 3 – 7 năm.

  • Chuyên gia thiết kế (Senior) sẽ chịu trách nhiệm các công việc phức tạp, từ bước gặp gỡ khách hàng đến kiểm soát toàn bộ chiến dịch, dự án. Chuyên gia thiết kế cần trực tiếp báo cáo và chịu kiểm soát của Giám đốc.
  • Quản lý Studio/ Giám đốc nghệ thuật/ Giám đốc sáng tạo không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn thiết kế mà còn cần có khả năng lãnh đạo một tập thể, bao gồm nhiều thành viên và thực hiện nhiều dự án khác nhau cùng lúc.
Designer có nhiều lựa chọn để tiếp tục sự nghiệp của mình
Designer có nhiều lựa chọn để tiếp tục sự nghiệp của mình

Mong rằng bài viết trên đã giúp cho các bạn có thêm thông tin cần thiết khi cân nhắc theo đuổi ngành Graphic Design. Tuổi nghề của nhiều người trên thế giới trong lĩnh vực này lên đến gần 65 năm và sẽ còn tiếp tục phát triển. Thành công không phụ thuộc một cách tuyệt đối vào tuổi tác, mà còn phụ thuộc vào tài năng, nỗ lực, và đam mê của mỗi người. Điều quan trọng là không bao giờ ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng, và duy trì tinh thần sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

FPT Arena Multimedia sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục mảnh đất Mỹ thuật đa phương tiện màu mỡ này. Liên hệ với chúng mình tại đây (gắn link fanpage FPT ARENA) nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự Kiện Sắp Diễn Ra

Học Bổng & Ưu Đãi

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh