Bài toán định hướng tương lai cho con cái luôn là bài toán khó với các bậc phụ huynh. Lấy kinh nghiệm thực tế của mình ra áp dụng, định hướng cho con hay chỉ cần làm bạn với con là đủ?
Cùng lắng nghe câu chuyện của chị Nguyễn Thị Trung Hậu (thế hệ 7x) và bạn Lan Hương (sinh năm 2002, tân học viên FPT Arena Multimedia cơ sở 94 Lương Yên) để hiểu hành trình tìm tiếng nói chung cho việc lựa chọn con đường tương lai như thế nào nhé!
Thương thì cho roi, cho vọt?
Ai đã xem bộ phim phim Reply 1988 khó có thể quên câu thoại xúc động: “Bố cũng không phải vừa sinh ra đã làm bố. Bố cũng là lần đầu tiên làm bố. Cho nên, con gái à, hãy lượng thứ cho bố mẹ!” (Sung Dong Il). Chắc hẳn tất cả mọi bố mẹ trên Trái Đất này đều như vậy, nhất là trong việc giáo dục con cái, không khỏi thiếu sót, hoang mang.
Chị Hậu cũng không nằm ngoài số đó. Khá nhiều vấn đề khiến chị phiền muộn trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho Hương. Hương thích vẽ và muốn theo đuổi nhóm ngành công việc sáng tạo, thiết kế. Tuy nhiên chị Hậu nghĩ Hương đang không phân biệt được sở thích và đam mê. Hơn nữa, làm nghệ thuật không hề dễ dàng, nhất là ở Việt Nam – nơi mà thiết kế đồ họa là một nhóm ngành chưa thực sự phổ biến. Trong khi đó, phần lớn mọi người trong gia đình chị Hậu đều làm kinh doanh, nên cũng muốn con theo ngành kinh tế để bố mẹ có thể hỗ trợ con cả về học tập và công việc sau này.
Với Hương, những khát vọng, mong ước về con đường của bản thân luôn bùng cháy dữ dội. Còn chị Hậu, với bản năng che chở của người mẹ, chị lại muốn con đi theo hướng mình đã vạch sẵn. Bởi vậy, hai mẹ con đã từng không tìm được tiếng nói chung trong câu chuyện hướng nghiệp.
Quá trình “thỏa hiệp”
Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thế hệ
Nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng “ép” con gián tiếp và cả trực tiếp, làm con sợ, né tránh, không dám chia sẻ cùng bố mẹ. Lo lắng điều này, chị Hậu đã tập đặt mình vào vị trí của con ở thời điểm hiện tại, chứ không phải là thời của mình hay so sánh với những đứa trẻ khác.
Chị Hậu chia sẻ: “Ngày trước, khi phương tiện ít, nghe tên trường nào kêu kêu thì thi, thấy ngành nào bảo học xong có việc thì theo. Giờ thì thời đại 4.0, có nhiều kênh thông tin để tham khảo, nên các con ri chúng chưa phát triển thì việc hướng nghiệp, chọn ngành được gói gọn trong những kênh như: bố mẹ định hướng, tham khảo từ thầy cô và anh chị khóa trên. Chúng tôi chỉ biết cắm đầu học các môn văn hất chủ động trong việc suy nghĩ, thậm chí cả học phí và nội dung chương trình học các con đều biết cả.”
Lan Hương khi mới tiếp xúc có phần rụt rè, ít nói, nhưng khi nhắc tới thiết kế thì vô cùng hào hứng. Hương chia sẻ mình thích vẽ và vẽ nhiều từ những ngày học cấp 2 dù gia đình không có ai theo nghệ thuật. Nhìn thấy sự chủ động trong việc tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng và thực sự quyết tâm theo đuổi đam mê chứ không đơn thuần dừng lại ở sở thích, chị Hậu đã chọn cách “thỏa hiệp”. Chị tâm sự: “Cháu không đòi hỏi, gây áp lực cho bố mẹ mà chứng minh bằng hành động. Đó là điều làm tôi hài lòng.”
Cùng con tìm kiếm và chọn lọc thông tin
Hiểu đam mê của con, chị Hậu đã tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin để chọn cho con một nơi gửi gắm ước mơ. Với chị, một môi trường học lý tưởng thì phải hướng các con đến việc “học đi đôi với hành”, giúp các con nắm bắt, trải nghiệm doanh nghiệp và thích ứng với công việc càng sớm càng tốt. Biết Hương yêu thích Trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena Multimedia, chị Hậu đã tìm hiểu kỹ lưỡng cả ở trên mạng, đọc những chia sẻ của các phụ huynh cho đến tham quan thực tế mới ra quyết định.
Tính toán phương án tối ưu
Cuối cùng, sau quãng thời gian cùng con chọn lọc và xét về khả năng kinh tế của gia đình, vợ chồng chị quyết định cho con học song song hai trường. Theo chị, quyết định này mặc dù tốn kém cả về tiền bạc, thời gian, nhưng là sự đầu tư xứng đáng, giúp con thỏa mãn đam mê nghệ thuật.
“Tận dụng” việc sử dụng thành thạo Internet, chị Hậu đã cùng con “săn” học bổng tại FPT Arena Multimedia, và bằng chính tài năng của mình, Lan Hương đã dành được học bổng 50% học phí từ cuộc thi “Chạm sáng tạo”.
Bài toán chọn nghề thực ra có đáp án giống nhau ở cả hai đối tượng: phụ huynh muốn con có nghề nghiệp tốt, sung túc, sống hạnh phúc; và các em học sinh thì muốn làm nghề mình thích, tự nuôi sống được bản thân. Để cân bằng giữa triển vọng nghề nghiệp tương lai và đam mê hiện tại của các em, những bậc cha mẹ hiện đại ngoài lắng nghe, chia sẻ cùng con thì nên trang bị cả kiến thức về xã hội và nắm bắt được các xu thế trong thời đại số, sẵn sàng là điểm tựa tinh thần và “quân sư” những giải pháp tốt nhất cho các con.
Tại sao hàng ngàn bạn trẻ Việt Nam chọn FPT Arena Multimedia?
- FPT Arena Multimedia có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo trên 450,000 học viên tại trên 20 quốc gia tín với giáo trình liên tục cập nhật xu hướng thẩm mỹ mới nhất.
- Chương trình đào tạo toàn diện chuyên sâu về Mỹ Thuật Đa Phương Tiện với 75% thực hành, giúp phát triển tư duy sáng tạo và thẩm mỹ, tôn trọng chính kiến và thúc đẩy khả năng của học viên.
- Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường kích thích sáng tạo: ứng dụng công nghệ VR, AR kích thích khả năng sáng tạo.
- Thời gian học linh hoạt, tạo điều kiện để học viên có thể vừa học vừa làm thêm.
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – Arena.fpt.edu.vn