FPT Educamp 2023: Kiến tạo môi trường trải nghiệm 4.0 thông qua phát triển các giá trị giáo dục bền vững

Phát triển bền vững trong Giáo dục là chủ đề được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển chung của trường học nói riêng và nền giáo dục nói chung. Trong bối cảnh này, đổi mới sáng tạo luôn được khích lệ và trở thành chiến lược tại các trường học. 

Đó là nội dung được gợi mở từ bài tham luận của chị Nguyễn Phương Anh (Phó giám đốc Viện đào tạo quốc tế FPT – Giám đốc dự án FPT Arena Đà Nẵng và Cần Thơ) tại FPT Educamp 2023 được tổ chức tại FPT Edu Campus Đà Nẵng vào ngày 10/12/2023 vừa qua. 

Chị Nguyễn Phương Anh tại phiên tham luận với chủ đề “Kiến tạo môi trường trải nghiệm 4.0”

FPT Educamp là hội thảo học thuật thường niên do FPT Education tổ chức từ năm 2014. Đây là cơ hội để các cán bộ, giảng viên và chuyên gia giáo dục trong, ngoài nước chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm việc, giảng dạy, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. 

Năm 2022 – 2023, ban tổ chức chọn chủ đề gắn giáo dục đào tạo với các mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên xu thế chung toàn cầu và định hướng vận hành của Tổ chức Giáo dục FPT.

Gần 400 cán bộ, giảng viên tham gia sự kiện FPT Educamp 2023 vừa qua tại FPT Edu Campus Đà Nẵng

Đại diện phía FPT Arena Đà Nẵng, tham gia hội thảo, chị Nguyễn Phương Anh (Giám đốc dự án FPT Arena Đà Nẵng) đã lựa chọn chủ đề tham luận “Kiến tạo môi trường trải nghiệm 4.0” thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu đối với người học, với mong muốn góp phần thúc đẩy giáo dục có chất lượng. 

Chị Nguyễn Phương Anh tại buổi khai mạc FPT Educamp 2023

“Trong bối cảnh xã hội đối mặt với những thách thức và cơ hội toàn cầu, vai trò của giáo dục trong việc định hình một tương lai bền vững rất quan trọng. 

Một hệ thống giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn là sự tích hợp các nguyên tắc và giá trị bền vững nhằm xây dựng môi trường học tập có khả năng duy trì, hỗ trợ cảm nhận, nhận thức và hành động về phát triển bền vững.” – Chia sẻ của chị Nguyễn Phương Anh tại hội thảo FPT Educamp 2023. 

Phần báo cáo về bối cảnh thế giới toàn cầu và tầm quan trọng của việc kiến tạo môi trường trải nghiệm 4.0

Thông qua các nghiên cứu, chị Phương Anh đã đưa ra bức tranh tổng quát của thế giới trong bối cảnh 4.0, khi những phương pháp dạy học đổi mới ra đời, giáo dục chú trọng nhiều hơn đến cảm xúc của người học và những yêu cầu về kỹ năng xã hội cũng ngày một tăng thêm. Từ đó, nhận biết trách nhiệm của người giảng dạy cũng ngày một thay đổi. 

Báo cáo về những mô hình giáo dục trong thời kỳ giáo dục 4.0 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã chỉ ra 8 yếu tố then chốt về nội dung học tập và thực hành nhằm tạo ra môi trường giáo dục chất lượng cao gồm:

  1. Kỹ năng công dân toàn cầu
  2. Kỹ năng đổi mới và sáng tạo
  3. Kỹ năng công nghệ
  4. Kỹ năng giao tiếp
  5. Học tập cá nhân hóa và tự học
  6. Chương trình học dễ tiếp cận
  7. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề và sự hợp tác
  8. Học tập suốt đời

Những yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi sự chuyển đổi trong vai trò của giảng viên từ người truyền thụ kiến thức truyền thống sang người hướng dẫn và thiết kế môi trường học tập tiên tiến, giúp người học tự định hướng việc học.

Các doanh nghiệp tuyển dụng bắt đầu có những yêu cầu cao hơn đối với người được tuyển dụng. Ngoài những kỹ năng của thế kỷ 21, người học cần có 05 kỹ năng hàng đầu – điều mà các nhà tuyển dụng đang quan tâm chính là: giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo và tư duy phản biện. 

05 kỹ năng hàng đầu – điều mà các nhà tuyển dụng đang quan tâm dựa vào nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới

Theo chị Phương Anh, để kiến tạo một môi trường trải nghiệm 4.0, ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, một hệ thống giáo dục cũng cần xây dựng và đem đến cho người học những giá trị bền vững. 

“Nhiệm vụ của chúng ta là kiến tạo một môi trường trải nghiệm giúp tạo ra bối cảnh học tập tích cực, thực tế và tạo ảnh hưởng lâu dài đến với người học.” – chị Phương Anh chia sẻ. 

Chị Nguyễn Phương Anh trong phiên trình bày tham luận song song 

Vậy kiến tạo như thế nào? 

Thúc đẩy môi trường trải nghiệm chính là cách thúc đẩy môi trường học tập toàn diện. Mục tiêu của giáo dục bền vững chính là đào tạo ra những SV phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng cứng và mềm, đáp ứng những đòi hỏi của doanh nghiệp cũng như bắt kịp những thay đổi rất nhanh của xã hội, hướng người học phát triển trở thành công dân toàn cầu trong thời đại 4.0. 

Tại FPT Arena, đổi mới sáng tạo không chỉ nằm trong việc thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy… mà còn trong việc tạo ra môi trường trải nghiệm thực tế, tích cực nhằm nâng cao hiểu biết của người học về các vấn đề bền vững, giúp cải thiện thành tích học tập, gia tăng nhiều kỹ năng để linh hoạt, thích ứng với cuộc sống mà trong đó có cả đời sống tinh thần khoẻ mạnh, hướng về cộng đồng và tăng tinh thần trách nhiệm. 

Mô hình giáo dục 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới được đưa ra tại phiên tham luận của chị Nguyễn Phương Anh

Chia sẻ về cách thức kiến tạo môi trường học tập, chị Phương Anh cũng lấy ví dụ về môi trường học tập tại FAN với chương trình học liên kết quốc tế 2 năm 4 kỳ.

Dựa vào bộ kỹ năng thích nghi và phương pháp giảng dạy mới được đề cập trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho Giáo dục 4.0, các mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, các bài viết liên quan tới học tập cảm xúc xã hội của Inside SEL giúp nhận thức tầm quan trọng của việc kiến tạo môi trường trải nghiệm tích cực, FAN xây dựng những mô hình trải nghiệm tích cực mới, phân loại theo từng nhóm [bổ trợ học tập, bổ trợ các kỹ năng, thể chất & tinh thần, trách nhiệm xã hội] nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và phát triển tư duy của người học, tạo ra động lực giúp người học trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm với xã hội và môi trường, tạo nên sự tử tế, lòng thấu cảm.

4 nhóm bổ trợ kỹ năng dành cho người học tại FPT Arena – ứng dụng mô hình học tập giáo dục 4.0

Bên cạnh đó, trong phiên tham luận của mình, chị Phương Anh cũng nhắc đến việc đưa học tập cảm xúc- xã hội (Social and Emotional Learning – SEL) vào chương trình học và đồng hành cùng với việc học chuyên môn. 

Nghiên cứu cho thấy SEL không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn làm tăng các hành vi hướng tới xã hội chẳng hạn như lòng tốt, sự chia sẻ và đồng cảm, cải thiện thái độ của SV đối với trường học.

Chị Phương Anh chia sẻ SEL giúp cho mỗi cá nhân người học có thể cải thiện việc học tập, nâng cao sức khỏe tinh thần, phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc, cải thiện sự sẵn sàng trong công việc. 

Bằng cách đặt người học trong bối cảnh phát triển toàn cầu, chị Phương Anh đã đưa ra những nghiên cứu, giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng quá trình dạy và học, giúp người học phát triển mạnh mẽ, hướng đến phát triển bền vững trong giáo dục. đồng thời cũng thực hiện được mục tiêu giáo dục có chất lượng (SDG4), một trong 14 mục tiêu Phát triển bền vững do Liên hợp quốc. 

Ngọc Trân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ Tư Vấn Tuyển Sinh